Định hướng phát triển các trung tâm, tuyến, điểm du lịch biển, ven biển Hải Phòng

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng (Trang 61 - 63)

- Phát triển du lịch biển phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế biển nói riêng, với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nói chung của đất nước.

3.1.2.1. Định hướng phát triển các trung tâm, tuyến, điểm du lịch biển, ven biển Hải Phòng

ven biển Hải Phòng

Phương hướng chủ yếu phát triển ngành du lịch biển Hải Phòng đến năm 2020 là phát huy tối đa các ưu thế và nguồn lực bên trong, kết hợp tranh thủ sự hợp tác bên ngoài để phát triển tổng hợp du lịch biển - núi- hải đảo (mà các vùng khác không có), nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch và dịch vụ cao cấp độc đáo, có chất lượng và uy tín cao trên thị trường du lịch trong nước và khu vực Đông Nam á. Hình thành các trung tâm du lịch ven biển lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế ở các khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi trên cơ sở phát triển đa dạng các tuyến du lịch và các loại hình du lịch - thể thao - giải trí cả ở trên bờ, trên biển và trên các hải đảo. Các trung tâm du lịch đóng vai trò những cực hút với các điều kiện thuận lợi đặc biệt về tài nguyên và hạ tầng cơ sở...để phát triển du lịch và kéo theo sự phát triển du lịch ở các khu vực lân cận.

Các trung tâm, tuyến, điểm du lịch biển lớn dự kiến đầu tư phát triển trong giai đoạn đến năm 2020 là:

* Trung tâm du lịch Hạ Long – Bái Tử Long - Cát Bà - Đồ Sơn: Đây là trung

trung khai thác tổng hợp tài nguyên du lịch khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng, nhất là không gian du lịch trên biển và các đảo của Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và đảo Cát Bà. Phát triển du lịch tham quan, nghỉ dưỡng và du lịch lặn biển vùng ven đảo Cát Bà, quần đảo Cô Tô - Quan Lạn... tạo nên quần thể du lịch biển - đảo có những sản phẩm du lịch cao cấp và độc đáo nhất cả nước, có sức cạnh tranh mạnh trong khu vực. Tổ chức các tuyến du lịch tổng hợp trên biển và trên các đảo, các loại hình thể thao, giải trí hấp dẫn, vừa hiện đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc.

Đến năm 2010, đầu tư xây dựng mới khoảng 19 - 20 ngàn phòng khách tiêu chuẩn quốc tế có sức chứa 30.000 - 32.000 khách và 28.000 - 29.000 phòng khách nội địa (98.000 - 102.000 người) trong đó có khoảng 30% đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao cùng nhiều khách sạn mini dọc ven biển và trên các đảo. Đến năm 2020 nâng số phòng khách du lịch vùng ven biển lên 48.000 - 50.000 phòng, trong đó khoảng 40% số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Phát triển đồng bộ các công trình thể thao - giải trí với các phương tiện du lịch hiện đại như: thuỷ phi cơ, tầu du lịch cao tốc... Từng bước hình thành tại đây một quần thể du lịch - thể thao - giải trí ven biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc tế, có sức cạnh tranh mạnh trong khu vực, đồng thời làm hạt nhân của ngành du lịch cả nước ở phía Bắc.

* Các điểm du lịch cấp quốc gia và cấp vùng: Đồ Sơn (VCGT, biển)) và Cát

Bà (sinh thái).

Phát triển Đồ Sơn và đảo Cát Bà thành trung tâm du lịch quốc gia và quốc tế bao gồm nhiều loại hình, trở thành cửa khẩu quốc tế đón khách du lịch, có cảng biển chuyên dùng cho du lịch, sân bay taxi quốc tế khu vực.

Khai thác thế mạnh về cảnh quan tự nhiên của hai điểm du lịch này để phát triển du lịch biển có quy mô lớn theo hướng đa dạng hoá các sản phẩm du lịch đồng thời tạo ra một số sản phẩm du lịch biển độc đáo có sức cạnh tranh mạnh ở khu vực này (du lịch ngầm, leo núi, thám hiểm hang động, nghiên cứu khoa học...)

nhằm tạo việc làm và thu nhập cho nhân dân trên đảo, đồng thời tạo động lực bảo vệ tài nguyên, cân bằng sinh thái và phục vụ mục đích an ninh quốc phòng.

* Đô thị du lịch: Đô thị du lịch gồm các đô thị có tài nguyên du lịch hấp hẫn,

độc đáo như du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa...tạo động lực phát triển du lịch thành ngành kinh tế chủ yếu của đô thị (Tỷ trọng GDP dịch vụ – du lịch khoảng trên 50% tổng GDP, dân số tham gia hoạt động du lịch kể cả trực tiếp và gián tiếp chiếm đa số). Vùng biển Hải Phòng có Đồ Sơn là đô thị du lịch nghỉ mát và vui chơi giải trí cao cấp.

* Khu du lịch quốc gia: Khu du lịch biển, đảo Hạ Long – Cát Bà được xác

định trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010 là khu du lịch tổng hợp cấp quốc gia.

* Các tuyến du lịch trọng điểm vùng biển Hải Phòng

Tuyến du lịch bổ trợ: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh (đường bộ)

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng (Trang 61 - 63)