Những nguyên nhân và kết quả đạt đợc trong phát triển du lịch Hà Tây.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Hà Tây - Thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 36)

II. Những kết quả và tồn tại của ngành du lịch trong những năm vừa qua.

2. Những nguyên nhân và kết quả đạt đợc trong phát triển du lịch Hà Tây.

Tây.

2.1 Những kết quả đạt đợc.

Trong những năm vừa qua ngành du lịch đã có nhiều cố gắng trong các hoạt động phát triển du lịch của mình và đạt đợc những kết quả khả quan về mặt phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Những năm qua sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh đã có những bớc tiến bộ vàđạt đợc những kết quả trên những mặt sau:

- Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch đã đợc quan tâm hơn, thể hiện ở những mặt sau: đã lập đợc bản đồ du lịch Hà Tây, sa bàn du lịch tỉnh, nhiều tập gấp du lịch, sách du lịch Hà Tây bằng hai thứ tiếng Việt và Anh, tham gia hội chợ du lịch toàn quốc lần thứ nhất, triển lãm thành tựu kinh tế – kỹ thuật tỉnh Hà Tây. Năm 2002, một số hội chợ , triển lãm, liên hoan du lịch do các tỉnh, thành phố khác tổ chức, có 3 số báo chuyên đề và nhiều chơng trình phát thanh, truyền hình giới thiệu về tiềm năng du lịch tỉnh Hà Tây với khách du lịch trong và ngoài nớc, xây dựng trang Web giới thiệu về du lịch Hà Tây trên mạng Internet.

- Việc chỉ đạo xây dựng các quy hoạch, dự án khả thi đợc thực hiện tốt. Đến nay, toàn ngành đã tiến hành xây dựng đợc 32 quy hoạch và dự án đầu t phát triển du lịch. Trong đó có 12 quy hoạch (9 quy hoạch đã đợc phê duyệt), 20 dự án khả thi tại các điểm du lịch (12 dự án đã đợc phê duyệt).

- Hệ thống mạng lới kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành ngày càng phát triển. Năm 2002, trên địa bàn Hà Tây có 30 đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch, trong đó có 4 doanh nghiệp Nhà nớc, 3 doanh nghiệp Nhà nớc kiêm nhiệm, 1 doanh nghiệp Đoàn thể, 3 công ty cổ phần, 11 công ty TNHH. Cơ sở vật chất của các đơn vị hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2002 có: 31 khách sạn và nhà nghỉ hơn 509 phòng, 590 giờng, 2320 chỗ ngồi phục vụ khách ăn uống, 2055 ghế ngồi phục vụ hội thảo và một số và một số thiết bị , phơng tiện khác.

- Công tác tu sửa nâng cấp các di tích lịch sử văn hoá đợc chú trọng đã làm cho các di tích đợc tôn nghiêm, sạch đẹp. Rừng môi trờng sinh thái ở các khu du lịch đợc quan tâm bảo vệ. Trong những năm qua, đã trồng đợc trên 500 ha rừng, khoanh nuôi bảo vệ trên 1000 ha. Cơ sở hạ tầng các điểm du lịch nh: đờng giao thông, thông tin liên lạc, cấp thoát nớc, bảo vệ môi trờng...ngày càng đợc chú trọng.

- Đã tổ chức đợc 4 lớp nghiệp vụ ngắn hạn, đào tạo, bổ sung và đào tạo lại cán bộ từ sở đến doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu cơ bản về phát triển du lịch trong giai đoạn mới. Số lao động thực tế trong ngành năm 2002 là 1.200 ngời, tăng 61% so với năm 1998.

- Đã phổ biến quán triệt đờng lối chủ trơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nớc về du lịch đến các cơ sở. Công tác hớng dẫn, nghiệp vụ kỹ thuật , thanh tra, kiểm tra đợc triển khai và từng bớc đi vào nề nếp. Bớc đầu đã có sự phối hợp phát triển du lịch của tỉnh đối với các tỉnh bạn. Bộ máy sở du lịch đợc kiện toàn, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của sở đợc tăng cờng. Một số huyện, thị xã đợc phân công lãnh đạo và bố trí cán bộ theo dõi công tác du lịch, từng bớc xây dựng nề nếp quản lý du lịch ở các địa phơng, các khu du lịch.

- Kết quả từ năm 1998 đến năm 2002, ngành du lịch Hà Tây đã thực hiện đợc các chỉ tiêu kinh tế cơ bản sau:

+ Năm 1998 đón đợc 766.828 lợt khách, năm 2002 đã đón đợc 1.232.700 lợt khách tăng 61%, bình quân hàng năm tăng 12,6%. Trong đó, khách quốc tế năm 1998 là 27.350 lợt, năm 2002 là 84.729 lợt; khách nội địa năm 1998 là 739.462 lợt , năm 2002 là 1.147.787 lợt khách.

+ Tổng doanh thu năm 1998 đạt 85 tỷ đồng, năm 2002 là 138,02 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 1998, bình quân hàng năm tăng 16%, nộp ngân sách Nhà nớc năm 1998 đạt 2,9 tỷ đồng, năm 2002 đạt 8,6 tỷ đồng, tăng 197% so với năm 1998, bình quân hàng năm 47,4%.

Nh vậy, trong những năm qua các hoạt động du lịch đã có những tiến bộ, bớc đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội của nhiều vùng, địa phơng trong tỉnh; giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trơng sinh thái, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2.2 Nguyên nhân đạt đợc những kết quả trên:

Ngành du lịch trong những năm qua sở dĩ đạt đợc những kết quả trên vì những lý do sau đây:

- Đảng và Nhà nớc có những chủ trơng, chính sách phát triển du lịch đ- ợc thể hiện qua việc ban hành pháp lệnh du lịch, Tổng cục du lịch triển khai chơng trình hành động: “Việt Nam điểm đến của thiên niên kỷ mới”.

- Tỉnh uỷ, hội đồng nhân dân, UBNN tỉnh đã có các Nghị quyết chuyên đề, một số địa phơng có các văn bản về phát triển du lịch, có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Đảng uỷ, chính quyền và sự phối hợp của các ban,

ngành trong tỉnh tạo ra một số cơ chế, chính sách khuyến khích đầu t tạo môi trờng thuận lợi thu hút các nhà đầu t đầu t vào du lịch Hà Tây.

- Mặc dù còn nhiều khó khăn, sở du lịch với vai trò là cơ quan tham mu cho UBNN tỉnh về lĩnh vực du lịch đã có những nỗ lực, cố gắng tạo mọi điều kiện giúp các doanh nghiệp ổn định và phát triển, tạo đợc mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh và địa phơng để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nớc về du lịch.

- Các doanh nhiệp và đoàn thể cán bộ công nhân viên trong ngành đã có nhiều nỗ lực, cố gắng sáng tạo để khắc phục khó khăn, ổn định và từng bớc phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Hà Tây - Thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 36)