Tổ chức bộ máy kế toán.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và vật tư vận tải - Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng Hải Phòng (Trang 34 - 38)

I. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY.

4.Tổ chức bộ máy kế toán.

* Mô hình tổ chức bộ máy kế toán.

Hiện nay mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty là mô hình hỗn hợp (mô hình vừa tập trung vừa phân tán). Theo mô hình này thì tại các xí nghiệp chi nhánh trực thuộc được tổ chức bộ máy kế toán riêng, thực hiện toàn bộ công tác kế toán phát sinh tại đơn vị mình, định kỳ lập các báo cáo kế toán thống kê gửi về công ty. Còn tại các Đội công trình chỉ có các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu ( thu thập, kiểm tra, xử lý chứng từ). Sau đó, tất cả các số liệu này sẽ được gửi về phòng kế toán trung tâm (Phòng 34 GIÁM ĐỐC PGĐ XDCB PGĐ sản xuất công nghiệp hành chínhPGĐ Phòng kinh tế kế hoạch Phòng quản lý thi công Phòng tài chính kế toán Phòng Dự án đầu tư Phòng hành chính tổnghợp

Tài chính Kế toán). Phòng kế toán trung tâm sẽ tiến hành hạch toán tổng hợp và lập các báo cáo tài chính dựa trên các chứng từ, tài liệu đó.

Theo mô hình này, cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo về tài chính thu chi, vay vốn. Tham mưu cho Giám Đốc về công tác tài chính của Công ty.

Kế toán tổng hợp kiêm thanh toán với người bán: Có nhiệm vụ là tập

hợp số liệu của các kế toán viên khác, lập sổ kế toán tổng hợp hay báo cáo quyết toán. Tính toán các khoản phải trả, phải nộp, đối chiếu công nợ.

Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tài sản cố định: Là người chịu

trách nhiệm thu chi quỹ tiền mặt quản lý các quỹ của Công ty. Chịu trách nhiệm thanh toán và giao dịch với ngân hàng.

Kế toán thành phẩm vật tư công cụ và theo dõi thanh toán với người mua: Có nhiệm vụ giữ và viết hoá đơn cho các đơn vị mua hàng, quyết toán

lượng hoá đơn sử dụng hàng năm với cục thuế theo quy định của Nhà Nước.

KẾ TOÁN TRƯỞNGKế toán Kế toán tổng hợp kiêm thanh toán với người bán Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, TSCĐ Kế toán thành phẩm, vật tư, công cụ Kế toán lương và BHXH Cán sự thủ quỹ kiêm quản lý hoá đơn tài chính

Các nhân viên kế toán ở các bộ phận phụ thuộc

Hàng tháng cùng với phòng vật tư, các chủ công trình đối chiếu số lượng nhập, xuất, tồn.

Kế toán về lương và BHXH: Hàng tháng lập bảng thanh toán tiền lương

chuyển cho kế toán truởng ký duyệt để làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương. Tính ra số BHXH cho từng cán bộ công nhân viên .

Cán sự thủ quỹ kiêm quản lý hoá đơn tài chính: Căn cứ vào các

phiếu thu chi được Giám đốc, kế toán trưởng ký duyệt làm thủ tục thu, chi tiền mặt. Lập bảng kê giao nhận chứng từ. Lập sổ quỹ và xác định số tiền tồn quỹ cuối ngày, cuối tháng. Phát tiền lương hàng tháng tới từng nguời lao động. Lưu chữ chứng từ kế toán.

* Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ.

Hệ thống chứng từ của công ty áp dụng theo biểu mẫu thống nhất do bộ tài chính quy định, không có chứng từ đặc thù. Danh mục chứng từ mà công ty sử dụng như sau: Chứng từ về tiền tệ, chứng từ về bán hàng, chứng từ về hàng tồn kho, chứng từ về lao động tiền lương, chứng từ về tài sản cố định.

* Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản.

Hiện nay công ty vân dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định số 167/2000/QD – BTC ngày 25 - 10 - 2000 và sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 89/2002/ TT – BTC ngày 09 – 10 – 2002 của Bộ tài chính. Tuy nhiên do đặc điểm kinh doanh và phương pháp kế toán mà công ty áp dụng, công ty không sử dụng tất cả các tài khoản.

Do hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên không sử dụng các tài khoản 611, 631. Do công ty tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp của mình (tà vẹt bê tông) theo phương thức bán trực tiếp không thông qua đại lý, gửi bán nên không sử dụng tài khoản 157.

* Hệ thống sổ.

Công ty sử dụng thống nhất một hình thức sổ đó là hình thức Nhật ký chứng từ. Theo hình thức này, trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sổ sách sử dụng bao gồm: Các bảng phân bổ; bảng tổng hợp chi tiết các tài khoản 621, 622, 623, 627, 154; bảng kê 4; nhật ký chứng từ 7 36

và sổ cái các tài khoản.

Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau: Hàng ngày, căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán các đơn vị tiến hành phản ánh vào các chứng từ như: phiếu chi, phiếu xuất kho, bảng chấm công,... sau đó tập hợp vào các bảng kê, tờ kê, bảng phân bổ như: bảng kê vật tư xuất kho, tờ kê thanh toán chi phí, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định... Định kỳ kế toán đơn vị giao nộp về Phòng Tài chính Kế toán Công ty toàn bộ số chứng từ này.

Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Phòng Tài chính Kế toán sẽ kiểm tra, kiểm soát tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chứng từ gốc đồng thời kiểm tra việc tính toán, ghi chép và phân bổ trên các bảng kê, bảng phân bổ rồi tiến hành ghi sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất cho từng tài khoản 621, 622, 623, 627, 154. Sau đó toàn bộ chứng từ này sẽ được chuyển cho kế toán tổng hợp để ghi vào bảng kê 4, Nhật ký chứng từ 7 và sổ Cái các tài khoản.

Toàn bộ quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được khái quát như sau:

Ghi chú: Ghi hàng ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê 4 Nhật ký – Chứng từ 7 Bảng tổng hợp chi tiết các TK loại 6 Bảng tổng hợp chi tiết TK 154 Sổ cái TK 621, 622, 623, 627, 154

Báo cáo tài chính Thẻ tính giá

Ghi cuối kỳ

Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 2.4: Trình tự tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm theo hình thức nhật ký – chứng từ

* Hệ thống báo cáo.

Các báo cáo tài chính của công ty bao gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo này được lập vào cuối mỗi kỳ (cuối quý, cuối năm) và do kế toán tổng hợp của công ty lập. Các báo cáo tài chính của công ty hiện nay được lập theo Quy định 167/2000/QĐ - BTC và sửa đổi theo Thông tư 89/ 2002/ TT- BTC.

* Một số chính sách tài chính, kế toán của Công ty.

+ Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N.

+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: tiền đồng Việt Nam (VNĐ) + Phương pháp kế toán TSCĐ:

Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: theo giá mua thực tế ghi sổ

Phương pháp khấu hao áp dụng: Phương pháp bình quân gia quyền, trong đó tỷ lệ khấu hao theo quy định của bộ tài chính cho từng loại tài sản cố định. Đối với các trường hợp khấu hao đặc biệt thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể và phụ thuộc vào yếu tố khách quan. Nếu cần khấu hao nhanh thì công ty đề nghị và phải được cấp trên phê duyệt mới tiến hành trích khấu hao.

+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho

• Nguyên tắc đánh giá: giá thực tế

• Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên + Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và vật tư vận tải - Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng Hải Phòng (Trang 34 - 38)