PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH THEO

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và vật tư vận tải - Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng Hải Phòng (Trang 77 - 80)

KHOẢN MỤC.

Để theo dõi chi phí sản xuất không chỉ dựa vào số tổng cộng toàn công ty mà người quản lý cần nắm bắt số liệu từng công trình. Hạch toán chi phí theo khoản mục có tác dụng to lớn trong việc so sánh gữa giá thành thực tế và giá thành dự toán. Đối với mọi doanh nghiệp kinh doanh xây lắp, việc lập dự toán chi phí và giá thành công trình, HMCT là công việc cần thiết và được lập trước khi tiến hành sản xuất thi công. Vì vậy, khi phân tích ta có thể so sánh giữa giá thành thực tế và giá thành dự toán.

Thông qua việc phân tích sự biến động trong giá thành, các khoản mục chi phí giữa thực tế với dự toán, công ty có thể tìm ra nguyên nhân gây ra lãng phí, thất thoát để hạn chế và phát huy những biện pháp tiết kiệm làm giảm giá phí.

Dựa vào bảng tổng hợp chi phí đối chiếu với giá dự toán của từng công trình, ta có thể so sánh từng khoản mục chi phí công trình và so sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán. Ta có bảng phân tích sau:

Bảng 2.32: BẢNG PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH

Công trình: Nút Giao thông Nam Cầu Bính

STT T Khoản mục chi phí Dự toán Thực tế Chênh lệch Mức Tỷ lệ (%) 1 Vật liệu 3.205.305.800 3.212.303.400 + 6.997.600 + 0,22 2 Nhân công 837.582.040 826.614.160 - 10.967.880 - 1,3 3 Sử dụng máy 216.095.892 202.460.392 - 13.635.500 - 6,31 4 Chi phí chung 213.641.642 227.407.890 + 13.766.248 + 6,41 Cộng 4.472.625.374 4.468.785.842 - 3.839.532 x

Từ bảng phân tích trên ta thấy giá thành thực tế đã giảm so với giá thành dự toán – 0,085% hay công ty đã tiết kiệm một khoản chi phí là: - 3.839.532 đồng. Điều này sơ bộ cho thấy công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty có hiệu quả. Tuy nhiên, để có thể tối đa hoá lợi nhuận chúng ta cần phải đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng để có thể cố gắng duy trì hay có các biện pháp khắc phục kịp thời. Các nhân tố ảnh

hưởng đến sự biến động của giá thành là:

* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

So với dự toán chi phí NVLTT đã tăng + 0,22% hay nói cách khác công ty đã sử dụng lãng phí + 6.997.600 đồng chi phí nguyên vật liệu. Nguyên nhân gây ra sự lãng phí này là.

+ Do công ty tiến hành thu mua nguyên vật liệu theo tiến độ thi công nên phải chịu sự biến động của giá cả thị trường và trong khâu lập dự toán công ty đã không tính trước được sự tăng đột ngột của giá vật tư.

+ Do công tác bảo quản, quản lý vật liệu không được chặt chẽ nên gây nên hiện tượng nguyên vật liệu bị thất thoát, hư hỏng nhiều.

* Chi phí nhân công trực tiếp.

Khoản mục chi phí này so với dự toán đã giảm – 10.967.880 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là công ty đã áp dụng nhiều biện pháp để giảm chi phí nhân công trực tiếp:

+ Nâng cao ý thức lao động của công nhân bằng hình thức khoán từng công trình, hạng mục công trình.

+ Công ty đã chủ động thuê công nhân ở ngoài để thực hiện một số công việc điều này đã góp phần làm giảm các chi phí sinh hoạt, đi lại…của công nhân khi di chuyển đến thi công ở các địa điểm khác nhau đặc biệt là các địa điểm ở xa.

+ Tổ chức quản lý lao động tốt.

* Chi phí sử dụng máy thi công.

Tổng chi phí sử dụng máy thi công giảm nhiều so với dự toán. Đạt được kết quả như trên là do công ty đã cố gắng:

+ Nâng cao năng suất sử dụng máy, sử dụng một cách triệt để máy móc hiện có.

+ Do thuê máy làm giảm chi phí vận chuyển máy móc thiết bị.

* Chi phí sản xuất chung

Từ bảng phân tích trên ta thấy khoản mục chi phí chung đã tăng so với dự toán là + 13.766.248 đồng. Chi phí chung tăng lên là do:

+ Các chi phí như thu dọn mặt bằng, chi phí bàn giao công trình, các chi phí giao dịch, tiếp khách …còn nhiều tốn kém, lãng phí.

+ Do thực tế số lượng máy thi công của công ty chưa thể đáp ứng được yêu cầu thực tế đòi hỏi nên chi phí máy thi công thuê ngoài còn lớn.

Theo phân tích tình hình biến động các khoản mục chi phí của công ty thì công ty đã tiết kiệm được hai khoản mục chi phí là: chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sử dụng máy thi công nhờ đó đã làm cho giá thành công trình giảm so với dự toán là - 24.603.380 đồng. Điều này thể trình độ tổ chức, bố trí lao động hợp lý và việc tận dụng có hiệu quả máy móc thiết bị hiện có tại công ty.

Tuy nhiên, công ty đang còn rất nhiều hạn chế trong việc quản lý nguyên vật liệu. Việc quản lý, bảo quản, sử dụng không hợp lý nhân tố này đã làm giá thành công trình tăng lên một khoản là: + 6.997.600 đồng. Nguyên vật liệu là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm, một sự thay đổi nhỏ trong chi phí này cũng dẫn đến sự thay đổi khá lớn trong giá thành. Vì vậy, để có thể thực hiện được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình thì đòi hỏi công ty phải có các biện pháp thật hữu hiệu trong quản lý, sử dụng vật tư để có thể giảm khoản mục chi phí này xuống mức tối thiểu.

Tóm lại, công ty đã đạt được kế hoạch giảm chi phí sản xuất nhưng mức giảm này chưa nhiều. Trên thực tế công ty có thể tiết kiệm được hơn nữa chi phí sản xuất nếu như trong việc lập dự toán, quản lý, sử dụng yếu tố vật tư được thực hiện có hiệu quả và công ty có thể hạn chế được một số chi phí về giao dịch, tiếp khách…

PHẦN III

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG VẬT TƯ VẬN TẢI THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG VẬT TƯ VẬN TẢI

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và vật tư vận tải - Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng Hải Phòng (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w