giá thành.
Tham gia vào nền kinh tế thị trường, cùng một lúc có sự đóng góp của nhiều thành phần kinh tế, các doanh nghiệp cùng loại với các cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt thì công ty không còn cách lựa chọn nào tốt hơn là quản lý tốt CPSX để hạ giá thành sản phẩm xây dựng của mình xuống mức thấp nhất có thể được, thúc đẩy sự sáng tạo tìm tòi những phư- ơng án giải quyết có hiệu quả nhất nhằm phấn đấu hạ giá thành - yếu tố giúp công ty thắng thầu.
Là một sinh viên thực tập, sự hiểu biết tình hình thực tế còn bị hạn chế, nhưng trong thời gian thực tập được sự giúp đỡ của thầy cô giáo, bạn bè, các cô chú, anh chị trong công ty, sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hư- ớng dẫn Thạc sỹ Nguyễn Thị Hòa tôi đã được tìm hiểu sâu sắc hơn về công tác kế toán nói chung và về công tác hạch toán CPSX và giá thành sản phẩm tại công ty nói riêng, tôi nhận thấy rằng để nâng cao chất lượng của công tác hạch toán CPSX và tính GTCT xây lắp tại công ty thì hoàn thiện công tác này là việc làm hết sức cần thiết. Do vậy, tôi xin nêu một số ý kiến trong việc hoàn thiện công tác hạch toán CPSX và tính gía thành sản phẩm tại công ty.
* Về các khoản mục chi phí
- Chi phí NVL: là khoản mục chi phí mà công ty cần phải quan tâm nhiều hơn nữa. Do đội xây dựng là các đơn vị nhỏ nên việc mua sắm vật tư cho hoạt động là rất khó khăn Vì vậy đối với các NVL khó mua và NVL chính với những công trình ở xa công ty mà vật tư ở kho không thể cung cấp được thì công ty nên cử cán bộ cung ứng đi liên hệ, giao dịch và ký các hợp đồng với các nhà cung cấp có uy tín đảm bảo cung cấp vật tư đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng cho công ty khi cần thiết ở mọi nơi, mọi lúc.
hạ đến mức thấp nhất giá mua vật tư. Giảm chi phí vật tư bao gồm giảm chi phí thu mua vật tư, chi phí vận chuyển vật tư tới tận chân công trình. Để làm được điều đó công ty cần thiết lập mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp vật tư có uy tín, công ty phải thường xuyên nghiên cứu, khảo sát giá thành của vật tư trên thị trường tránh tình trạng bị mua với giá cao nhưng thực tế giá trên thị trường đã hạ. Mua vật tư công ty nên nghiên cứu tìm ra con đường ngắn nhất để hạ chi phí vận chuyển.
Ngày nay, các công ty cung ứng vật tư ở nước ta phát triển rất nhanh. Mỗi công ty lại có các chi nhánh ở khắp nơi trong cả nước. Do đó khi công ty có mối quan hệ thường xuyên với họ thì bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu khi công ty có nhu cầu là các nhà cung cấp vật tư sẽ cử những chi nhánh gần địa bàn công ty đang thi công vận chuyển vật tư đến tận chân công trình. Vậy kết quả là chi phí cho việc mua vật tư và chi phí vận chuyển vật tư cho công trường sẽ được giảm xuống.
- Chi phí nhân công: Trong khoản mục chi phí NCTT, kế toán không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân. Số lượng công nhân trong biên chế của công ty không nhiều nên chi phí tiền lương nghỉ phép không phải là lớn. Do vậy, để đảm bảo lợi ích của người lao động cũng như sự phát triển của công ty hàng tháng kế toán nên tiến hành trích tr- ước tiền lương phép của công nhân viên.
Để có thể trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất hàng năm phải xác định tỷ lệ trích trước. Tỷ lệ này do phòng tổ chức và phòng kế hoạch xác định và chuyển cho phòng tài vụ. Hàng tháng căn cứ vào tỷ lệ trích trước này và tiền lương cơ bản phải trả cho công nhân thực tham gia vào sản xuất để tính mức trích hàng tháng.
• Hàng tháng kế toán tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân theo kế hoạch nghỉ phép đã lập:
Có TK 335
• Số tiền lương thực tế nghỉ phép phải trả Nợ TK 335
Có TK 334
• Cuối kỳ nếu có chênh lệch số trích trước và tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả, kế toán tiến hành điều chỉnh
nếu số trích trước < chi phí phải trả thì trích tiếp vào chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 622 Có TK 335
ngược lại nếu số trích trước > chi phí phải trả thì ghi nhận vào thu nhập khác.
Nợ TK 335 Có TK 711
- Chi phí sử dụng MTC: Do chi phí sử dụng MTC cho các công trình chiếm tỷ lệ không nhỏ nên công ty cần xem xét khả năng đầu tư của mình cho việc mua sắm MTC, tránh tình trạng chi phí sử dụng MTC đi thuê cao hơn so với chi phí sử dụng MTC của công ty có. Khi có MTC thì công ty sử dụng TK 623 - chi phí MTC (mở chi tiết cho từng đối tượng). Và công ty nên trích trước chi phí sửa chữa MTC để đảm bảo cho giá công trình ở các kỳ không bị biến động trong trường hợp có những tháng MTC hỏng nhiều. - CPSX chung: Tại Công ty XL & VTXD 5, các đội xây dựng được khoán
thi công các công trình. Các chi phí chung của đội được kế toán đội tập hợp và gửi lên phòng kế toán công ty. Vì chi phí chung có nhiều khoản nên kế toán đội cần có từng bảng kê riêng cho từng loại chi phí để kế toán công ty dễ dàng tập hợp vào bảng tổng hợp CPSX chung của toàn doanh nghiệp. Các chi phí sản xuất chung không hợp lý cần kiểm tra và
ra cần được cân nhắc kỹ lưỡng tránh tình trạng vượt chi quá tỷ lệ cho phép.
- Về việc trích bảo hiểm xã hội, BHYT, KPCĐ cần trích theo tỷ lệ quy định hiện hành là 19% trên tổng số tiền lương thực tế theo quy định.
* Về việc luân chuyển chứng từ.
Do địa bàn hoạt động của công ty rất rộng nên các công trình cũng được thi công trên khắp mọi miền đất nước. Khoảng cách xa, đi lại không thuận tiện nên việc luân chuyển chứng từ gặp khó khăn, đó cũng là khó khăn chung của những doanh nghiệp xây dựng cơ bản. Công ty đã ra quy định là cuối mỗi tháng các đội phải nộp chứng từ về công ty để hạch toán nhưng vẫn thường bị chậm chễ gây cản trở cho việc hạch toán. Công việc bị dồn ép nên hạch toán không chính xác, dẫn đến việc cung cấp thông tin cho quản lý bị ảnh hưởng. Công ty cần có những biện pháp để hạn chế việc thanh toán chứng từ chậm như: kỷ luật, khen thưởng ...
* Về kỳ tính giá thành: Công ty có kỳ tính giá thành 1 năm là quá dài công ty nên xem xét và xây dựng kỳ tính giá thành là quý, vì khi tính giá thành theo quý sẽ phản ánh rõ và kịp thời các chi phí phát sinh cũng như giá thành trong từng quý nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý được tốt hơn.
* Về việc sử dụng máy vi tính và trình độ của kế toán viên.
Từ đầu năm 2003, công ty đã áp dụng kế toán bằng máy vi tính. Việc áp dụng này rất thích hợp với hình thức tổ chức sổ chứng từ ghi sổ của công ty. Đồng thời cung cấp các thông tin cho quản lý rất nhanh, gọn và chính xác. Nhưng do trình độ của kế toán viên chưa sâu nên trong việc sử dụng máy còn hạn chế. Công ty tạo điều kiên thuận lợi để các kế toán viên nâng cao hơn nữa về nghiệp vụ sử dụng kế toán.
Với những phương hướng như trên, tôi hy vọng rằng chúng sẽ đóng góp một phần trong việc hoàn thiện công tác kế toán tại công ty. Công tác
kế toán ngày càng hoàn thiện sẽ là động lực thúc đẩy công ty ngày càng tiến xa hơn nữa trong sự tồn tại và phát triển lớn mạnh của mình
KẾT LUẬN
Công ty xây lắp và vật tư xây dựng 5 là một công ty tuy quy mô không phải là lớn tuy nhiên có nhiều khả năng phát triển trong tương lai. Trong quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty em đã nhận thấy rằng học tập chỉ dựa trên công thức đã học ở trường vẫn chưa đủ, mà còn phải bước vào thực tế, phải nắm vững những vấn đề đang diễn ra. Đây là thời gian em thử nghiệm những kiến thức của mình đã được học vào công tác thực tế, nó giúp em hiểu sâu những kiến thức mình đã có.
Trong thời gian thực tập ở xây lắp và vật tư xây dựng 5, nhờ sự giúp đỡ tận tình cô giáo- thạc sỹ Nguyễn Thị Hòa, ban lãnh đạo Công ty, các phòng ban có liên quan đặc biệt là cán bộ, nhân viên phòng tài chính - kế toán công ty cùng với sự cố gắng của bản thân tiếp cận với những công việc thực tiễn. Vì vậy em đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thành bài chuyên đề, đề tài “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm”.
Đồng thời, em đã nhận thức về hệ thống hoá thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty theo một trình tự khoa học, hợp lý. Quá đó, em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty, góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng.
Do trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế còn ít ỏi, thời gian thực tập tìm hiểu chưa nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của toàn thể cán bộ công nhân viên, toàn thể công ty, của thầy cô giáo và đặc biệt là của phòng kế toán công ty để
làm cho bản chuyên đề của em được phong phú về lý luận và sát thực tiễn công ty.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tập thể công ty xây lắp và vật tư xây dựng 5, phòng tài vụ công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thạc sỹ Nguyễn Thị Hòa đã hướng dẫn tận tình, giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Mục Lục
Trang
Lời nói đầu...1
Chương 1: Lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 3
1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí và giá thành trong doanh nghiệp xây lắp ...3
1.1.1 Chi phí sản xuất và giá thành trong doanh nghiệp xây lắp...4
1.1.2 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 5
1.1.3 Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp xây lắp 6
1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp xây lắp...7 1.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
trong các doanh ngiệp xây lắp.sản xuất...8
1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất...8 1.2.2 Các loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây
1.3 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp
xây lắp...10
1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ...10
1.3.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm...11
1.3.3 Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ...12
1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...12
1.4.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...13
1.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp...15
1.4.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công...16
1.4.4 Kế toán chi phí sản xuất chung...19
1.5 Kế toán tính giá thành sản phẩm...22
1.5.1 PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH GIẢN ĐƠN(HAY TÍNH GIÁ THÀNH THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP) 22 1.5.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng...22
1.5.3 Phương pháp tính giá thành theo định mức...23
1.6 Đánh giá sản phẩm làm dở...23
1.6.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí dự toán...24
1.6.2 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG THEO TỶ LỆ HOÀN THÀNH TƯƠNG
ĐƯƠNG 24
1.7 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp ...25
1.8 Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm....26
Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp vật tư xây dựng 5 27
2.1 Đặc điểm chung về công ty xây lắp vật tư xây dựng 5...27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty xây lắp vật tư xây dựng 5...27 2.1.2 Mô hình tổ chức của công ty...28 2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình
công nghệ sản phẩm...30 2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
...30 2.1.3.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở
công ty...31 2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty...32 2.1.4.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán của công ty...32 2.1.4.2 Hình thức kế toán, hệ thống sổ kế toán...33
2.2 Thực tế tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty xây lắp vật tư xây dựng 5...34
2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành tại công ty xây lắp vật tư xây dựng 5...34
2.2.2 Trình tự hạch toán...34
2.2.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...35
2.2.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp...46
2.2.2.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công...52
2.2.2.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung...55
2.2.2.5 Tổ chức công tác đánh giá sản phẩm dở...59
2.2.3 Tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm..59
2.2.3.1 Đối tượng tính giá thành...59
2.2.3.2 Kỳ tính giá thành...59
2.2.3.3 Kế toán tính giá thành...59
Chương 3: Một số nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp và vật tư xây dựng 5 66 3.1 Nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty xây lắp và vật tư xây dựng 5...66
3.1.1 Những ưu điểm...66
3.1.2 Một số hạn chế...68
3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành...69
Kết luật ...72
Danh Mục Từ Viết Tắt
---***------***---
Viết Tắt Giải nghĩa
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CP Chi phí
CPSX Chi phí sản xuất
CT Công trình
đ; đồng Việt Nam đồng GTCT Giá thành công trình GTGT Giá trị gia tăng GTSP Giá thành sản phẩm HMCT Hạng mục công trình KPCĐ Kinh phí công đoàn
MTC Máy thi công
NCTT Nhân công trực tiếp
NVL Nguyên vật liệu
SX Sản xuất
SXKD Sản xuất kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định
TT Thanh toán
XDCB Xây dựng cơ bản
XL Xây lắp
Tài liệu tham khảo
---***------***---
1.Giáo trình kế toán doanh nghiệp
Học Viện Tài Chính - Năm 2004
2. Giáo trình kế toán tài chính trong các DN
Chủ biên : TS Đặng Thị Loan – Khoa kế toán trường ĐH KTQD Hà Nội
3.Hệ thống kế toán DN
Ban hành theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của BTC
4. Chế độ kế toán trong DN xây lắp
Ban hành theo quyết định số 1864 /CCĐKT/BTC ngày 16/12/1998.
5.Hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp