Moodle cung cấp cho người sử dụng những module theo ba dạng (1) Các module tạo tài nguyên tĩnh như: soạn thảo một trang văn bản hoặc một trang web, hiển thị các thư mục, link tới một file hoặc một website, tạo một light books, hiển thị một thư mục, ... (2) Các module tạo tài nguyên tương tác với các nội dung học như các bài tập, bài thi, kiểm tra đánh giá, cuộc khảo sát, câu hỏi thăm dò, ... (3) Các module tạo tài nguyên tương tác với người khác như chat, forum, bảng thuật ngữ, wiki, ... Với nhiều module chức năng phong phú như vậy, Moodle có thể đáp ứng được những yêu cầu trong việc xây dựng Website môn học. Đó là:
§ Cho phép tạo lập và quản lý người dùng (giáo viên, học viên, người quản trị, khách vãng lai, người tạo các khóa học).
§ Cho phép tạo lập và quản lý nhiều môn học.
§ Cho phép giáo viên đưa tài liệu và các bài giảng lên Website, cũng như quản lý các bài giảng của mình dưới nhiều dạng khác nhau, với nhiều mức quyền truy cập và nhiều cách bố trí khác nhau (theo chủ đề, theo thời gian, theo kiểu diễn đàn, ...). § Cho phép người học đọc và sử dụng được các bài giảng mà giáo viên đưa lên. § Có diễn đàn (với nhiều loại khác nhau) giúp dễ dàng trong việc giáo viên đưa ra
thông báo, thảo luận sinh viên - sinh viên, giáo viên - sinh viên.
§ Cho phép giáo viên đưa ra bài tập và thu bài qua mạng, cũng như các bài kiểm tra và đánh giá trên mạng.
§ Cho phép giáo viên theo dõi được hoạt động của người học (thông qua thời lượng truy nhập) để đánh giá hoạt động học tập của người học.
§ Tối ưu hóa lượng thông tin đến người học bằng việc đa dạng hóa các hình thức thể hiện thông tin, khối lượng thông tin, cường độ thông tin, khả năng liên hệ thông tin.
§ Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá, trong đó có những hình thức kiểm tra tiên tiến như trắc nghiệm, trả lời nhanh, áp dụng kiểm tra thường xuyên, liên tục.
Ph¹m Xu©n Lam - K56A
28
Qua nghiên cứu một số Website được xây dựng bằng phần mềm Moodle kết hợp thử nghiệm ứng dụng phần mềm này trong thiết kế các bài dạy sinh học, chúng tôi nhận thấy moodle có những tính chất sau:
§ Tính linh hoạt: Moodle có khả năng nâng cấp dễ dàng do được thiết kế trên nền ngôn ngữ PHP mã nguồn mở.
§ Tính dễ sử dụng: Moodle có giao diện trực quan, dễ học và làm chủ, phù hợp với trình độ tin học của giáo viên và học sinh phổ thông hiện nay.
§ Tính thay đổi: Là phần mềm nguồn mở được thiết kế dựa trên các module nên moodle cho phép người sử dụng có thể chỉnh sửa giao diện và cách trình bày theo ý đồ của mình.
§ Tính phổ biến: Số lượng người sử dụng lớn, tài liệu hỗ trợ nhiều.
§ Tính phù hợp: Moodle được thiết kế phù hợp với nhiều cấp học, bậc học, trình độ và hình thức đào tạo khác nhau, không chỉ áp dụng trong nhà trường mà có thể áp dụng trong các công ty, tập đoàn, tổ chức.
Như vậy, có thể khẳng định, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, Moodle là giải pháp rất hữu hiệu để phát triển các hệ thống dạy học cũng như dịch vụ hỗ trợ học trực tuyến qua mạng Internet.