Phương hướng hạ giá thành nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây dựng số 5_Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam -VINACONEX (Trang 75 - 81)

Như đã phân tích, giá thành là chỉ tiêu chất lượng rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Giá thành giảm sẽ tác động trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty. Vì vậy, quan tâm đến công tác quản lý chi phí giá thành nhằm hạ giá thành là công việc cần thiết với Công ty, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế nhiều biến động như ngày nay.

Trong quá trình thực tập tại Công ty, em được biết Công ty đã và đang có những chính sách tiết kiệm chi chí được phát động tới mọi công nhân viên trong Công ty. Để biết được thực tế tình hình thực hiện và hiệu quả của chính sách này tại đơn vị em xin đưa ra một số chỉ tiêu liên quan đến chi phí dưới đây:

Năm

Chỉ tiêu 2007 2008

1.Doanh thu (DT) (tỷ VNĐ) 200.390 215.480

2.Lợi nhuận thuần (LNT) (tỷ VNĐ) 5.690 5.523

3.Tổng chi phí sản xuất (TCP) (tỷ VNĐ) 26.548 33.807

4.LNT/TCP 0,214 0,163

5.DT/TCP 7,55 6,37

Chỉ tiêu thứ 4 và 5 là hai chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí tại đơn vị, chúng đều giảm ở năm 2008 so với năm 2007 mà lý do chủ yếu là do chi phí phát sinh tăng nhiều trong năm 2008 so với 2007. Điều này được lý giải bởi tình hình lạm phát chung của nền kinh tế, tuy nhiên nó cũng nói nên

quả. Để cải thiện tình hình này thì Công ty cần phải tiến hành phân tích kỹ lưỡng các nguyên nhân, tìm hiểu cụ thể nội dung của giá thành sản xuất để có những biện pháp phù hợp.

Giá thành sản xuất được tổng hợp từ các khoản mục chi phí: chi phí NVL TT, chi phí NC TT, chi phí SXC. Do đó, để có những biện pháp hạ giá thành thật đúng đắn và hiệu quả chúng ta cần quan tâm cụ thể tới từng nội dung chi phí trong các khoản mục để có thể có những chính sách tiết kiệm, cắt giảm...phù hợp mà không gây ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất hay chất lượng sản phẩm.

- Với khoản mục chi phí NVL TT: Công ty cần lập trước kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu trong kỳ và một qui trình kiểm soát, quản lý chặt chẽ đối với việc xuất, nhập và sử dụng nguyên vật liệu. Cần phát động chính sách tiết kiệm nguyên vật liệu tới mọi công nhân và có chế độ thưởng phạt thích đáng trong việc chấp hành chính sách đó. Cần đặt song song quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động , như vậy họ sẽ ý thức cao hơn trong việc sử dụng nguyên vật liệu và giảm thiểu tối đa sự gian lận, lãng phí không cần thiết trong các khâu sản xuất.

Khâu bảo quản và vận chuyển nguyên vật liệu là một trong những khâu quan trọng dễ gây thất thoát và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, Công ty cần quan tâm sát sao hơn từ việc bố trí kho bãi đến việc phân công nhân viên quan lý, trông coi hay vận chuyển...

- Với khoản mục chi phí NC TT: đây là khoản chi phí được tính theo sản phẩm của CNSX, do đó chúng ta không thể tùy tiện cắt giảm. Nếu không hợp lý rất dễ gây ảnh hưởng đến tâm lý và thái độ lao động của họ. Công ty cần có những chính sách trả lương thưởng hợp lý, đặc biệt là trong vấn đề thưởng phạt. Hiện nay, Công ty không thực hiện việc thưởng phạt cho CNSX hàng tháng mà chỉ có thêm tháng lương thư 13 vào cuối năm tài chính nếu Công ty hoạt động có lãi. Theo em như vậy sẽ không khuyến khích được tinh thần làm việc của CNSX. Công ty nên có những chính sách thưởng, phạt kịp thời đối

làm việc đạt hiệu quả, năng suất cao...Việc làm này có thể sẽ làm chi phí NC TT của Công ty tăng lên nhưng Công ty lại có thể tiết kiệm được khoản chi phí khác như chi phí NVL TT. Điều này sẽ đặc biệt phù hợp với Công ty bởi khoản chi phí NVL TT của Công ty chiếm tỷ trong lớn trong tổng chi phí (50%- 60 %). Hơn nữa, việc khích lệ, động viên đúng lúc, kịp thời không những làm cho người lao động có động lực làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn tạo được uy tín, lòng tin của ngươi lao động đối với Công ty. Đây là điều kiện thuận lợi để Công ty có thể hoàn thành tốt những chính sách, kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra.

- Cuối cùng là khoản mục chi phí SXC: với nhiều nội dung chi phí khác nhau như: lương, vật liệu, dụng cụ, khấu hao, các chi phí hội họp, tiếp khách, điện nước, ...nên nó rất dễ bị đội lên cao bởi những nhân viên không có tinh thấn trách nhiệm và tính tự giác. Do vậy, Công ty cần có sự giám sát và quán triệt sâu sắc trong việc thực hiện chính sách tiết kiệm.

Bên cạnh đó, từ khi cổ phần hóa, ngoài vốn góp của các cổ đông lớn thì Công ty còn kêu gọi được khá nhiều công nhân viên trong Công ty tham gia góp cổ phần. Điều này sẽ giúp cho tinh thần làm việc và tính tự giác của công nhân viên tăng lên. Đây sẽ là điều kiện tốt giúp cho việc thực hiện tiết kiệm, cắt giảm chi phí và hạ giá thành.

Ngoài ra để đạt được mục tiêu đề ra trong mọi hoạt động thì Công ty nên:

- Có những kế hoạch cụ thể, rõ ràng trong công tác sản xuất kinh doanh và các chiến lược marketting...

- Cần quan tâm chặt chẽ mọi công tác quản lý, sản xuất, hạch toán kế toán tránh gian lận, sai sót...

- Cần đầu tư công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời có kế hoạch bố trí lao động hợp lý theo công nghệ kỹ thuật mới, tránh dư thừa lao động không cần thiết

tác khen thưởng hay trách phạt, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác cho mỗi cá nhân.

- Quán triệt tinh thần tiết kiệm trong mọi hoạt động: việc sử dụng năng lượng, sử dụng tài nguyên vào sản xuất...

- Cần chú trọng hơn nữa công tác bán hàng, marketting quảng bá sản phẩm nhằm thu hút khách hàng.

....

Trên đây là một số ý kiến của cá nhân em trong việc phát triển sản xuất và hạ gía thành sản phẩm. Tuy nhiên, em được biết Công ty cũng đã lập ra các kế hoạch sản xuất cho mình trong năm 2009 và để đạt được các kế hoạch đó Công ty cũng đã có những giải pháp cụ thể:

Một là, điều chỉnh chiến lược phát triển doanh nghiệp, chuyển từ đầu tư mở rộng sang đầu tư chiều sâu, tập trung củng cố các cơ sở hiện có. Nhanh chóng đưa 2 dự án dây chuyền 2 gạch men và Nhà máy Vật liệu chịu lửa đi vào hoạt động. Đây là nhiệm vụ ưu tiên số 1 của Ban thẩm định dự án với sự phối hợp của Nhà máy và Công ty Vật liệu chịu lửa.

Tăng cường kiểm soát và phối hợp kinh doanh với các công ty liên kết. Ban Kiểm soát và phòng Tài chính phải có những kiến nghị thích hợp để HĐQT có biện pháp quản lý thông qua các đại diện vốn, đồng thời các đại diện vốn phải ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình trước Công ty và các cổ đông.

Hai là, áp dụng quyết liệt các giải pháp triệt để tiết kiệm, chống lãng phí. Quản trị chi phí là việc làm thường xuyên của doanh nghiệp, nhưng để tồn tại trong nền kinh tế suy thoái là công việc cấp bách hơn lúc nào hết. Khẩu hiệu xuyên suốt năm 2009 của từng thành viên Công ty cổ phần Trúc Thôn là: “Chống lãng phí trong sản xuất, tiết kiệm trong chi tiêu”.

giải pháp để đạt được mục tiêu tiết kiệm, chống lãng phí, coi đây là giải pháp chính trong năm 2009. Phòng Tổ chức- hành chính chủ trì phối hợp các phòng ban dự thảo quy định về thu nhập cụ thể hóa khẩu hiệu: “Nâng cao thu nhập người lao động trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các cán bộ chủ chốt, đảng viên phải gương mẫu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. HĐQT và TGĐ đề nghị sự tham gia tích cực của tổ chức Đảng và đoàn thể.

Ba là, trong thách thức bao giờ cũng có cơ hội, một mặt phải đối phó với nguy cơ nhưng cũng phải tận dụng tối đa các cơ hội nếu có, kể cả các giải pháp Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp như kích cầu thông qua giảm lãi suất cho vay, miễn giảm hoặc giãn thuế, … đồng thời cũng phải sẵn sàng chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo khi nền kinh tế phục hồi. Tham mưu HĐQT về vấn đề này là trách nhiệm của tất cả bộ phận và cá nhân.

Ba giải pháp trên phải được triển khai trên tinh thần “Đoàn kết, Kỷ luật, Sáng tạo và Phát triển bền vững”.

(Trích từ trang web Tructhon.com.vn)

nay đã làm cho việc hạch tóan chi phí – giá thành có tính chất quyết định, không chỉ là một khoa học, một nghệ thuật mà còn là một kỹ thuật mang tính tiểu xảo. Chi phí giá thành có thể trở thành một thứ công cụ giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Vì thế, Doanh nghiệp cần phải luôn linh hoạt vá sáng tạo để có thể đưa ra những biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm đến mức thấp nhất có thể mà vẫn mang lợi nhuận cho Doanh nghiệp. Đây là mục tiêu mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng muốn hướng tới.

Trong quá trình thực tập trong phòng Tài chính - kế toán tại Công ty Cổ phần Trúc Thôn, mặc dù thời gian có hạn song những gì nắm bắt được em đã tổng hợp trong chuyên đề và cũng đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của riêng mình về các vấn đề được tìm hiểu. Nội dung của chuyên đề phản ánh thực trạng công tác kế toán đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Qua đó, em cũng đã đưa ra một số nhận xét và ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty nói chung và kế toán chi phí – giá thành nói riêng. Tuy nhiên do những hạn chế về chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế em rất mong được sự hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy cô, Chị kế toán trưởng cùng các cô, các chị trong phòng Tài chính - kế tóan.

Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới Công ty cổ phần Trúc Thôn đã cho phép em được thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty. Em xin cảm ơn các cô, các chị trong phòng Tài chính - kế tóan của Công ty đã nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành tốt thời gian thực tập của mình. Em xin chúc Công ty ngày một phát triển và luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong mọi hoạt động.

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Thị Gái đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

1. Bộ tài chính. 2006. Chế độ kế tóan doanh nghiệp, hướng dẫn lập chứng từ kế toán , hướng dẫn ghi sổ kế toán.

2. PGS.TS. Đặng Thị Loan và các cộng sự. 2006. Kế tóan tài chính doanh nghịêp.

3. Quyết định QĐ15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006. 4. Tài liệu do Công ty cung cấp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây dựng số 5_Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam -VINACONEX (Trang 75 - 81)