Nâng cao sự cạnh tranh và thu hút nhà đầu tư đối với CDO

Một phần của tài liệu Chứng khoán hóa tài sản có rủi ro tín dụng.pdf (Trang 67 - 70)

- Cần áp dụng mức lãi suất đủ cạnh tranh, cao hơn so với trái phiếu Chính phủ; trái phiếu đô thị;

- Chất lượng tài sản được chứng khoán hóa phải đảm bảo, trong đó các khoản tín dụng phải có chất lượng và khả năng thanh toán cao

- Cung cấp thông tin đầy đủ cho nhà đầu tư về CDO, về bản thân nhà phát hành và danh mục tài sản có liên quan, và định mức tín nhiệm CDO một cách minh bạch là giải pháp quan trọng nhằm thuyết phục nhà đầu tư yên tâm về chất lượng các khoản tín dụng, chất lượng tài sản đảm bảo nợ vay, từ đó tác động tích cực đến tính khả thi của quá trình chứng khoán hoá, quyết định sự thành công của quá trình chứng khoán hóa.

Tóm lại, đê việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán hóa ở Việt Nam thành công thì bên cạnh việc xây dựng các sơ sở hạ tầng thì sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp là rất cần thiết. Trong đó cơ quan quản lý nhà nước phải đóng vai trò định hướng phát triển, hỗ trợ, khuyến khích cho các doanh nghiệp tham gia vào hình thức huy động mới này. Việc quản lý của cơ

quan nhà nước trong quá trình chứng khoán hóa đóng một vai trò then chốt. Trước mắt, Chính phủ nên thành lập một cơ quan phụ trách việc nghiên cứu về các quy trình và điều kiện áp dụng CDO vào việc huy động vốn ở Việt Nam. Sau đó, tiến hành tuyên truyền phổ biến các kiến thức về lợi ích của kênh huy động vốn mới nên

được thực hiện trước khi áp dụng các chính sách áp dụng cụ thể.

Có thể nói, ứng dụng chứng khoán hóa CDO sẽ là một bước tiến lớn giúp thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam. Nhưng, công cụ này chỉ

nóng vội trong quá trình áp dụng CDO vào việc huy động vốn có thể sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế Việt Nam.

Kết luận chương 3

Cũng như các sản phẩm phái sinh khác đều có tính chất hai mặt của môt vấn

đề. Cho nên, vấn đề là khả năng ứng dụng vào thực tiễn của doanh nghiệp và năng lực xã hội cũng như hệ thống cơ chế của nhà nước trong vai trò điều tiết và kiểm soát để hạn chế tác hại do chúng gây ra. Cây kiếm giúp người nắm giữ nó tự vệ khi bị tấn công, nhưng chính nó cũng có thể gây hại cho người sử dụng nếu người sử

dụng không biết điều khiển. Mọi vấn đề thuộc về con người. Để ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa cũng như phát triển sản phẩm CDO trở thành kênh huy động vốn hiệu quả trên thị trường tài chính Việt Nam là cả một quá trình lâu dải và tương đối khó khăn. Cần rút ra những bài học kinh nghiệm từ công cuộc chứng khoán hóa của các nước và xây dựng một khuôn pháp lý hoàn thiện, một môi trường tài chính hiệu quả thì CDO mới thực sự mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, cho hệ thống ngân hàng và nhà đầu tư.

KẾT LUẬN

Chứng khoán có tài sản rủi ro tín dụng làm đảm bảo (CDO) đã được nhiều quốc gia ứng dụng và phát triển như Mỹ, châu Âu, Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc… Đó

được xem như là công cụ không thể thiếu đối với một thị trường tài chính phát triển. Với những lợi ích CDO mang lại thì việc ứng dụng CDO vào thị trường Việt Nam hiện nay là cần thiết.

Đểứng dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa tài sản có rủi ro tín dụng thì cần hội

đủ các điều kiện về mặt pháp lý, kỹ thuật ứng dụng,…Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ các nước, có định hướng và quy trình thực hiện từđơn giản đến phức tạp,

đặc biệt là xây dựng một khung pháp lý hoàn thiện để làm nền tảng vững chắc cho quá trình thực hiện, ứng dụng. Đồng thời, với ưu thế là nước đi sau, được tiếp thu kinh nghiệm của các nước và nếu có được sự quan tâm đúng mức của Chính phủ và các cơ quan, ban ngành thì việc ứng dụng sản phẩm CDO vào thị trường Việt Nam sẽ có thể thực hiện được trong tương lai không xa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anna Katherine Barnett-Hart: The Story of the CDO Market Meltdown: An Empirical Analysis.

2. Ashwani Batra-Global Strategy and Investment Consulting: Collateral Debt Obligations- A Brief Overview.

3. Delloite: South African Securitsation Industry.

4. Mạc Quang Huy: Cẩm nang ngân hàng đầu tư. NXB: Thống kê 2009. 5. Price Water House Coopers: Securitisation in Luxembourg.

6. Securities Industry and Financial Markets Association: Global CDO Market Issuance Data.

7. Securities Industry and Financial Markets Association: Research Quarterly 4Q 2010.

8. Standard & Poor’s: Global CBO/CLO criteria. 9. Website Bộ tài chính: www.mof.gov.vn

10.Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn 11.Website Ngân hàng phát triển châu Á: www.adb.org 12.Website Nhịp cầu đầu tư: www.nhipcaudautu.vn

13.Website Thời báo kinh tế Sài gòn: www.thesaigontimes.vn 14.Website Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam: www.vsd.vn 15.Website Thông tin tài chính chứng khoán: www.stox.vn

16.Website Ủy ban chứng khoán Nhà nước: www.ssc,gov.vn 17.Website: www.thomsonreuters.com

Một phần của tài liệu Chứng khoán hóa tài sản có rủi ro tín dụng.pdf (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)