Ban hành văn bản pháp lý về chứng khoán hóa:
Để có thể ứng dụng các sản phẩm của công cụ chứng khoán hóa trên thị
trường thì trước tiên phải thúc đẩy và phát triển thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường trái phiếu, vì đây là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, là điều kiện cần trong quy trình chứng khoán hóa. Hơn nữa, để CDO có thể tồn tại, và là sản phẩm tài chính mới, hữu hiệu trên thị trường thì cần sớm có định hướng phát triển nghiệp vụ chứng khoán hóa bằng cách tạo ra khung pháp lý để nó tồn tại và phát triển. Do đó, cần có một văn bản pháp luật cụ thể, bổ sung những văn bản pháp lý hiện hành đểđiều chỉnh hoạt động chứng khoán hóa.
- Quy định tiêu chuẩn của các tổ chức tham gia trong nghiệp vụ chứng khoán hóa như quỹ ủy thác đầu tư, tổ chức cho vay, cơ quan Nhà nước chuyên trách về chứng khoán hóa, công ty xếp hạng tín nhiệm, tổ chức ủy thác phát hành
đểđược tham gia vào quá trình chứng khoán hóa cũng như trách nhiệm, quyền hạn của các bên.
- Điều kiện để các loại tài sản được chứng khoán hóa như các khoản cho vay của ngân hàng (cho vay tiêu dùng, cho vay thế chấp bất động sản thương mại…), các khoản vay để đầu tư dự án xây dựng cơ sở hạ tầng….
- Quy định rõ ràng quy trình và các điều luật liên quan đến việc phát hành CDO ra công chúng.
Ngoài ra, vấn đề Việt Nam cần thiết phải hoàn thiện các luật về giao dịch
đảm bảo và đăng ký giao dịch đảm bảo. Bởi thu hồi nợ là đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chứng khoán hóa, để giảm thiểu thua lỗ cho người nắm giữ
trái phiếu CDO. Thông qua giao dịch đảm bảo, quyền lợi và nghĩa vụ của bên cung cấp tài sản tín dụng và chủ thể tạo lập tài sản, cũng như nhà đầu tư nắm giữ CDO sẽ được quy định rõ ràng hơn. Từđó, tạo điều kiện khác phục những thiệt hại cho nhà
đầu tư CDO một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời, mở rộng khả năng, cơ
hội tín dụng cho những doanh nghiệp, các nhân cần vốn.