Hạn chế của việc huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Chứng khoán hóa tài sản có rủi ro tín dụng.pdf (Trang 38 - 42)

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển với xuất phát điểm thấp nên có những đặc thù về phía doanh nghiệp cũng như về phía các định chế tài chính, ngân hàng chi phối phương thức huy động vốn của các nghiệp, kể cả huy động vốn vay từ ngân hàng hay huy động vốn từ thị trường vốn, và các kênh huy động vốn khác.

Tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng năm 2009 tăng 37.73%, cao hơn nhiều so với mức tăng 30% của năm 2008 chủ yếu do tác

động của các chính sách kích thích kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế của đất nước.

Trong đó, tín dụng bằng VND tăng 43,51%, cao hơn nhiều so với năm 2008 (tăng 25,02%), tín dụng bằng ngoại tệ tăng 15,12%, thấp hơn so với năm 2008 (tăng 17,62%). Trong 2 tháng đầu năm 2009, tín dụng VND tăng thấp theo xu hướng từ nửa cuối năm 2008. Từ tháng 3 đến tháng 9/2009, tín dụng đã tăng mạnh trở lại để hưởng ứng và tranh thủ chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, mức tăng đã chậm lại trong 3 tháng cuối năm 2009 do mức độđược hỗ trợ lãi suất đã giảm dần.

Tính chung cả năm 2010, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng ước khoảng 27.65% (đã loại trừ hư số tăng của tỷ giá và giá vàng), con số này vượt cả dự

tính, cao hơn so với chỉ tiêu dự kiến hồi đầu năm (khoảng 25%), trong đó tín dụng VND tăng 25,3%, tín dụng ngoại tệ tăng 37,7%. Các khoản tín dụng thường chủ yếu là cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng.

Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng tín dụng từ 2001 – 2010

Đơn vị: %

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Biểu đồ 2.4: Dư nợ tín dụng nền kinh tế 2004 - 2009

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Vốn huy động của hệ thống ngân hàng đã tăng trưởng trở lại sau khi giảm khá mạnh trong tháng 1 (giảm 2,46% tính đến 21/1/2011), nhưng mức tăng 1,56%

vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng (3,67%). Nếu diễn biến này tiếp tục kéo dài sẽảnh hưởng tới sự cân đối vốn của hệ thống.

Thông qua thực trạng tình hình tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại, ta thấy được nhu cầu vốn cho nền kinh tế hiện nay vẫn đang không ngừng gia tăng mà khả năng cấp tín dụng của các ngân hàng không phải vô tận. Hiện nay, nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng vẫn là kênh tín dụng được coi là rất khó tiếp cận đối với các DN, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng đáp ứng được phần vốn còn rất nhỏ so với nhu cầu vay ngân hàng của DN.

Hơn nữa, việc huy động vốn thông qua hệ thống ngân hàng thương mại gặp phải những khó khăn sau:

Đối vi doanh nghip đi vay:

- Thủ tục cấp vốn cho vay còn chậm, rườm rà. mất nhiều thời gian và công sức của doanh nghiệp đi vay

- Lãi suất cho vay cao là rào cản đối với nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp Từ sau Tết 2011, lãi suất cho vay ở Việt Nam tăng mạnh, nhiều ngân hàng tính 20% đối với các khoản cho vay khiến doanh nghiệp trở tay không kịp. Đối với các khoản vay mua xe hơi, máy tính cá nhân, lãi suất có thể lên tới 56%/năm. Lãi suất áp dụng đầu năm 2011 tính ra cao bằng lãi suất năm 2008, thời điểm Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, khi lượng tín dụng cho vay giảm mạnh, tiền mặt trở nên khan hiếm. Vì ngân hàng muốn có vốn thì phải huy động tiền với giá cao, lãi suất cho vay cũng buộc phải đẩy lên theo. Do nguồn tín dụng hạn chế, nhiều tổ chức tài chính buộc phải nâng lãi suất tiền gửi thành 15 – 16%, đẩy lãi suất cho vay lên tới 19 – 20%. Vì thế, vay vốn ngân hàng là điều khá khó khăn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đối vi ngân hàng:

-Thông tin về tài chính của cá nhân, doanh nghiệp, của ngân hàng không được thông suốt và cập nhật, khối lượng thông tin chưa được đầy đủ, cho nên chưa đáp

ứng được tốt nhu cầu thông tin của các bên để đánh giá, thẩm định khoản vay và kiểm soát chất lượng tín dụng còn hạn chế.

-Việc quản lý không tốt năng lực trả nợ của người vay có thể dẫn tới tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đến cuối năm 2010 vào khoảng 2.5%.

-Với việc cung cấp các khoản vay tín dụng dài hạn, các ngân hàng đứng trước nguy cơ rủi ro rất cao do sự không phù hợp về thời hạn giữa nguồn (nhận tiền gửi ngắn hạn) và tài sản (các khoản vay dài hạn).

-Trong các nền kinh tế đang phát triển như ở Việt Nam, chỉ có một số ít ngân hàng chiếm thị phần lớn trong tổng tín dụng cho nền kinh tế. Hơn nữa, tín dụng phân bổ không đều mà được chú trọng vào một số khu vực, điều này làm tăng mức

độ rủi ro hệ thống trong một nền kinh tế dựa quá nhiều vào vay nợ từ ngân hàng.

Vì vy, đã đến lúc cn nghĩ đến vic ng dng chng khoán hóa trong hot động huy động vn trong nn kinh tế, đặc bit là sn phm CDO.

CDO có th khc phc nhng hn chế ca kênh huy động vn thông qua ngân hàng:

CDO là một công cụ hữu hiệu cho nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro, đặc biệt là cho nhà đầu tư có tổ chức. Giảm thiểu được rủi ro có thểảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm của chủ thể phát hành, do tính chất của CDO là chỉ phụ thuộc chủ yếu vào “chất lượng” của tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, trước mắt, nghiệp vụ chứng khoán hóa chỉ có thể được áp dụng dựa vào các tài sản tài chính là các khoản vay ngân hàng (vay tiêu dùng, vay sản xuất kinh doanh, vay đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng) hoặc nợ công.

Đối vi ngân hàng:

Từ thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam cho thấy, nguồn vốn cho vay dài hạn của các ngân hàng không đủđểđáp ứng nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp. Chứng khoán hóa sẽ giúp giải quyết những tồn tại về nguồn vốn cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng. Từ đó, hoạt động của ngân hàng sẽ hiệu quả hơn, đáp

ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và vốn lưu động doanh nghiệp. Thông qua nghiệp vụ chứng khoán hóa, các khoản vốn vay của ngân hàng có thể được “bán” cho pháp nhân đặc biệt, và được chuyển sang cho nhà đầu tư dưới dạng các trái phiếu thu nhập dài hạn. Các khoản cho vay từđó có thể có thời hạn từ 20-30 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm. Nhờ đó, vòng luân chuyển vốn của các ngân hàng được nâng cao, rủi ro về

chênh lệch thời gian đáo hạn cũng được tháo gỡ.  Đối vi doanh nghip cn vn:

Chứng khoán hóa là phương thức huy động vốn đem lại rất nhiều lợi ích cho những doanh nghiệp có tài sản tài chính phù hợp cho các quy trình chứng khoán hóa, có thể tiếp cận nguồn vốn mà không phải chỉ thông qua kênh huy động vốn truyền thống như vốn vay ngân hàng.

- Đối với phần vốn đi vay trong vốn đầu tư cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, chứng khoán hóa là cơ hội để giảm chi phí trả lãi vay và tăng hiệu quả sinh lời của dự án,

- Đối với phần vốn tự có được dùng đầu tư vào dự án, chứng khoán hóa là một biện pháp giúp chủ đầu tư nâng cao vòng quay vốn. Vấn đề này cực kỳ quan trọng

đối với những công ty chuyên đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vì so với biện pháp phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu để gọi vốn cho một dự án mới, việc “bán” đi phần vốn tự có trong các dự án đã tiến hành xong giai đoạn cơ bản thông qua quá trình chứng khoán hóa sẽđơn giản hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí phát hành,

- Chứng khoán hóa mở ra khả năng huy động vốn cho hoạt động xây dựng cơ

sở hạ tầng, ngay cả khi dự án mới chỉ ở “trên giấy”. Các Hợp đồng hoặc cam kết chắc chắn đảm bảo hiệu quả kinh tế cho hoạt động của dự án khi đi vào vận hành,

đều có khả năng biến thành tài sản có giá – hàng hóa trên thị trường tài chính.

Một phần của tài liệu Chứng khoán hóa tài sản có rủi ro tín dụng.pdf (Trang 38 - 42)