Thành lập công ty chuyên trách chứng khoán hóa (SPV)

Một phần của tài liệu Chứng khoán hóa tài sản có rủi ro tín dụng.pdf (Trang 59 - 61)

SPV đóng vay trò mấu chốt trong quá trình chứng khoán hóa. Tuy nhiên loại hình công ty này còn khá mới đối với thị trường Việt Nam. Chưa có một văn bản nào về Luật nói về loại SPV ở Việt Nam. Do đó trong tương muốn xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán hóa Việt Nam, việc nghiên cứu và đưa ra các văn bản Luật quy định về SPV là rất cần thiết. Trước mắt, có một số vấn đều sau đây có để

nên được xem xét khi thành lập SPV.

 Vấn đề thành lập SPV nên theo loại hình công ty nào. Theo Luật Doanh nghiệp 2005, chỉ có công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn được phép phát hành chứng khoán. Do đó, loại hình của SPV cũng chỉ giới hạn ở

hai loại hình công ty trên. Trên thế giới, SPV có thể được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, quỹ tín thác, công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, với loại hình chứng khoán hóa, và điều kiện hiện

nay, Quỹ tín thác là sự lựa chọn phù hợp, đặc biệt trên phương diện bộ máy

điều hành gọn nhẹ, và tính chuyên nghiệp hóa cao trong lĩnh vực chứng khoán hóa. Để có thể chỉ tập trung cho riêng hoạt động chứng khoán hóa, Quỹ Ủy thác nên được tổ chức theo dạng công ty quản lý quỹ, có trách nhiệm điều phối nhiều quỹ, mỗi quỹ tương ứng với từng tài sản, hoặc nhóm tài sản tài chính được chuyển hóa. Nhằm bảo đảm tính minh bạch và an toàn cho các trái phiếu đã được phát hành, quỹ ủy thác đầu tư phải quản lý tách bạch và hạch toán riêng rẽ từng luồng tiền vào, ra ứng với mỗi tài sản hoặc nhóm tài sản có cùng đặc điểm về khả năng sinh lời và mức độ rủi ro. Như

vậy, Quỹ ủy thác đầu tư hoàn toàn có khả năng kiểm soát toàn bộ thu nhập và các chi phí, liên quan đến việc khai thác tài sản tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế các sản phẩm chứng khoán chuyển hóa, phù hợp với khả năng sinh lời thực tế của tài sản tài chính, và đáp ứng được nhu cầu của người đầu tư. Tuy hiện nay, ở Việt Nam đã cho phép thành lập các quỹ đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ quản lý, có nhiều quy định pháp lý tương đối giống với quỹ tín thác. Nhưng loại quỹ đầu tư này lại không phải là hình thức phù hợp cho chứng khoán hóa. Vì yêu cầu của SPV là tài sản phải hoàn toàn tách bạch với nhà khởi phát, cũng là tổ chức thành lập SPV. Đồng thời SPV sẽ là chủ thể tập hợp các tài sản rủi ro tín dụng để phát hành chứng khoán. Trong khi quỹ đầu tư phải đầu tư tối thiểu 60% tài sản vào các loại chứng khoán và chỉ được thành lập bởi công ty quản lý quỹ. Nhưng bước đầu tiên, các nhà làm luật Việt Nam cần nghiên cứu về việc thành lập các quỹ tín thác cũng như các điều lệ của nó theo quy định của quốc tế, để tạo ra sự lựa chọn đa dạng trong chọn lựa loại hình thành lập SPV trong tương lai.

 Một vấn đề khác đặt ra khi thành lập SPV đó là việc đăng kí kinh doanh. Mọi doanh nghiệp ở Việt Nam đều phải đăng ký ngành nghề kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh (theo hệ thống mã số ngành nghề theo quy định). Trong giao dịch chứng khoán hóa, SPV lại bị hạn chế không được phép tham gia vào các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nếu không có đăng ký kinh doanh, SPV không có tư cách pháp lý để có thể tham gia vào giao dịch

chứng khoán hóa. Do vậy, trong tương lai, khi thị trường chứng khoán hóa bắt đầu hình thành, cần cho phép bổ sung ngành nghề hoạt động chứng khoán hóa để có thểđăng ký kinh doanh cho các tổ chức tập hợp tài sản thế

chấp.

 Luật phá sản cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. SPV là công ty “bankruptcy remote” . Nghĩa là nếu chủ thể tạo lập tài sản bị phá sản, thì chủ nợ của chủ

thể tạo lập tài sản sẽ không thể tịch thu tài sản của SPV dù SPV là do chủ thể

tạo lập tài sản thành lập. Điều này cũng đồng nghĩa là SPV tự bản thân nó sẽ

không bao giờ bị phá sản về mặt pháp lý. Trừ phi SPV đó tựđộng nộp đơn phá sản. Do tính chất đặc biệt này của SPV, sẽ dẫn đến một số mâu thuẫn với Luật phá sản hiện tại của Việt Nam. Giả sử, chủ thể tạo lập tài sản bị phá sản, thì theo Luật phá sản, SPV có thể bị tòa yêu cầu thanh toán các giao dịch trước đó hoặc buộc hủy bỏ các giao dịch trước đó sáu tháng, để hoàn trả

cho chủ thể tạo lập tài sản, để chủ thể tạo lập tài sản đem trả nợ. Hoặc trường hợp, SPV được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, khi chủ thể tạo lập tài sản bị phá sản, SPV có thể bị buộc giải thể. Do đó, Luật phá sản nên nghiên cứu về vấn để “true sale-mua đứt bán đoạn” và “bankcruptcy remote” để hoàn thiện theo hướng chấp nhận việc coi các tài sản đã được chủ thể tạo lập tài sản bán cho SPV là tài sản thật sự của SPV dù trong trường hợp chủ thể tạo lập tài sản bị phá sản thì giao dịch đó vẫn

được chấp nhận và không được dùng tài sản đo để thanh toán nợ cho chủ thể

tạo lập tài sản. Đồng thời, xác định việc SPV tồn tại độc lập với chủ thể tạo lập tài sản với chủ thể tạo lập tài sản.

Một phần của tài liệu Chứng khoán hóa tài sản có rủi ro tín dụng.pdf (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)