Tạo Mơi Trường Cho Vốn Mạo Hiểm Hoạt Động

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam.pdf (Trang 81 - 82)

Nhằm tạo mơi trường cho vốn mạo hiểm hoạt động, hầu hết Chính phủ các nước đều cĩ những chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới khởi sự. Chương trình SBICs (Small Bussiness Investment Companies) ở Mỹ khởi động vào năm1958, JASBICS (Japanese Small Bussiness Investment Companies) ở Nhật hay ANVAR (Agences Nationales de Valorisation de la Recherche) ở Pháp là những minh chứngï. Vì vậy từ kinh nghiệm của các nước để tạo chất kết dính cung cầu cho vốn mạo hiểm, Nhà nước ta nên thành lập hiệp hội kinh doanh vốn mạo hiểm và xây dựng các chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới khởi sự.

Nhà nước phải cĩ những chính sách khuyến khích về thuế. Một mặt giảm thuế lợi vốn làm tăng lợi nhuận sau thuế của những tài sản đem lại lợi vốn, giảm địi hỏi về mức sinh lời trước thuế do đĩ tăng cung vốn mạo hiểm. Mặt khác giảm thuế suất thuế thu nhập làm tăng số lượng cá nhân tiến hành khởi sự doanh nghiệp nhằm tăng nhu cầu vốn mạo hiểm. Ví dụ ở Mỹ, tài trợ vốn mạo hiểm tăng mạnh khi Chính phủ hạ thuế suất lợi vốn từ 49% xuống 20%.

Thêm vào đĩ, là một bộ phận của thị trường tài chính, thị trường vốn mạo hiểm cũng địi hỏi một mơi trường kinh tế vĩ mơ ổn định, đồng tiền ổn định, lạm phát thấp, kiềm chế tham nhũng…những thành quả của một chính sách vĩ mơ tốt.

Nhà nước phải xây dựng khung pháp lý rõ ràng làm nền tảng hoạt động cho các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng như cĩ các chính sách thu hút nguồn vốn mạo hiểm từ nước ngồi. Cụ thể:

Cho quỹ một tư cách pháp nhân cũng như xác định rõ cơ quan ban ngành quản lý quỹ.(UBCKNN, Bộ Kế Hoạch Đầu Tư hay Bộ Tài Chính)

Đơn giản hố các thủ tục khi đầu tư vào một doanh nghiệp.

Thiết lập một hệ thống bảo vệ mạnh các quyền đối với tài sản sở hữu trí tuệ (bằng sáng chế phát minh và bản quyền). Cĩ như vậy sẽ khuyến khích được việc đầu tư vào các tài sản vơ hình cũng như cĩ thể giúp đảm bảo được cho khoản đầu tư qua việc cung cấp tài sản thế chấp trong trường hợp vỡ nợ.

Bên cạnh đĩ, tuy đã cĩ quy định về cơng khai báo cáo tài chính nhưng nhà nước lại chưa quy định kèm theo tính minh bạch của báo cáo tài chính. Mà nếu báo cáo tài chính khi cơng khai ra cơng chúng, nếu khơng đảm bảo tính minh bạch thì khơng thể bảo vệ được các nhà đầu tư. Vì vậy, nhà nước cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Quy định tất cả các loại hình doanh nghiệp đều phải cơng khai minh bạch báo cáo tài chính trên các báo chuyên ngành như cơng báo, đầu tư hoặc thời báo kinh tế…. Các báo cáo tài chính trước khi cơng khai phải được kiểm tốn bởi doanh nghiệp kiểm tốn độc lập, kết quả kiểm tốn chính là xác nhận đảm bảo tính minh bạch của các thơng tin trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

- Hồn chỉnh hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động dịch vụ kiểm tốn và kế tốn của Việt Nam để nâng cao chất lượng các báo cáo kiểm tốn.

Ngồi ra, để hoạt động của vốn mạo hiểm hiệu quả, cần thiết phải phát triển các cơng ty tư vấn, các định chế tài chính chuyên hỗ trợ trong việc lập dự án nhằm giúp các doanh nghiệp tiếp cận với các quỹ đầu tư mạo hiểm dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam.pdf (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)