Nâng Cao Năng Lực Của Đội Ngũ Lãnh Đạo

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam.pdf (Trang 83 - 84)

Chất lượng lãnh đạo doanh nghiệp là thách thức lớn đối với Việt Nam trên đường hội nhập. So với trình độ kinh doanh quốc tế thì hầu hết DNVVN của Việt Nam cịn thua kém. Theo thống kê sơ bộ, cĩ tới hơn 40% chủ doanh nghiệp ở Việt Nam chưa qua đào tạo, đặc biệt là những doanh nhân Việt Nam xuất phát từ những ngành, nghề chuyên mơn, mà khơng được đào tạo về kỹ năng quản trị doanh nghiệp.

Cĩ thể thấy điều này qua một so sánh đơn giản: từ quản lý một cơng ty nhỏ với hơn chục con người đến việc điều hành một tập đồn vài trăm con người thì bản thân người quản lý tập đồn ấy đã phải tự mình học hỏi để lớn mạnh, trưởng thành lên rất nhiều. Khơng phải doanh nghiệp cĩ triển vọng cao nào cũng cĩ đầy đủ đội ngũ các nhà quản lý giỏi, nhưng những Giám đốc đang điều hành doanh nghiệp phải là những người cĩ khả năng làm việc trên tinh thần hợp tác và cĩ hiểu biết sâu sắc về ngành, thị trường, khách hàng. Sự hiểu biết này sẽ tạo ra sự an tâm cho các nhà đầu tư vốn ít liên quan trực tiếp đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Họ tin rằng các nhà quản lý tinh thơng là những người biết được sự chuyển biến của thị trường và cĩ khả

năng đưa doanh nghiệp của mình đi đúng hướng. Đã đến lúc cần cĩ sự quan tâm thích đáng ở cấp vĩ mơ để thúc đẩy cĩ tính hệ thống và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế.

Để nâng tầm quản lý cho các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cần phải:

- Xem trọng việc học của người điều hành. Sự khác biệt giữa năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là ở tầm quản lý của người điều hành, ngồi kinh nghiệm và kiến thức cần phải đào tạo bài bản về chuyên mơn. Yếu tố con người quyết định năng suất lao động, vì thế điều cốt lõi nằm ở chỗ, doanh nhân phải là người đầu tiên cần học cách quản lý điều hành doanh nghiệp.

- Tiếp cận các tiêu chuẩn, các thơng lệ của thế giới thì cần chú trọng phát triển những kiến thức, kỹ năng chủ yếu như: Năng lực về ngoại ngữ, đây là một trong những điểm yếu nhất đối với các DNVVN của Việt Nam. Kiến thức cơ bản về văn hố xã hội, lịch sử trong kinh doanh quốc tế. Giao tiếp quốc tế và xử lý sự khác biệt về văn hố trong kinh doanh. Thơng lệ quốc tế trong lĩnh vực (ngành) kinh doanh.

- Giám đốc và nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm hàng đầu đến chiến lược phát triển con người, điều hành doanh nghiệp bằng những hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế và khơng ngừng học hỏi. Đĩ chính là cách làm của những nhà quản lý hiện đại, những nhà quản lý giỏi đã và đang sẵn sàng cùng doanh nghiệp của mình bước vào cuộc cạnh tranh, hội nhập với bạn bè quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam.pdf (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)