Chiến lược phát triển sản phẩm mớ

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của ngân hàng liên doanh việt thái đến năm 2010 (Trang 51 - 53)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT THÁI ĐẾN NĂM

3.5.1.3- Chiến lược phát triển sản phẩm mớ

Mục đích của chiến lược này là để củng cố và tạo vị thế cạnh tranh cho ngân hàng của mình, làm cho khách hàng luơn cảm thấy thoải mái, an tâm khi đến giao dịch tại Ngân hàng Liên doanh Việt Thái, và hơn hết là các nhu cầu của khách hàng đều được đáp ứng. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng và những khĩ khăn trước mắt của quá trình hội nhập, ngân hàng cần phải tạo một sự khác biệt về sản phẩm dịch vụ mà trong đĩ khả năng phát triển sản phẩm mới là một lợi thế của ngân hàng để cĩ thể tạo một vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Là một ngân hàng liên doanh, ngân hàng cĩ nhiều lợi thế so với các ngân hàng khác do cĩ nhiều điều kiện để tiếp xúc với nhiều sản phẩm dịch vụ trên thế giới mà Việt Nam chưa thực hiện được vì nhiều lý do khác nhau. Trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên cũng gĩp phần lớn trong việc nghiên cứu triển khai sản phẩm mới trong điều kiện thực tế tại Việt Nam. Những sản phẩm mới của ngân hàng cần phải được tiếp tục hồn thiện để tạo sự nổi bật, đồng thời ngân hàng phải nghiên cứu để đưa vào những sản phẩm dịch vụ mới khác nhằm mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.

Hiện nay ngân hàng đang thực hiện thành cơng nghiệp vụ cho vay bao thanh tốn, đây là một nghiệp vụ khá mới đối với thị trường Việt Nam và cĩ rất ít ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này vì rủi ro cao. Để tiếp tục là đơn vị hàng đầu về nghiệp vụ cho vay bao thanh tốn, ngân hàng cần thực hiện các giải pháp sau:

- Phát triển tín dụng đối với các đối tượng khách hàng là những nhà cung ứng hàng hĩa cho tập đồn C.P. và tiến hành thu nợ tập đồn C.P., do con nợ của ngân hàng cũng chính là cổ đơng nên ngân hàng khơng cần phải mất nhiều thời gian thẩm định và vấn đề rủi ro hầu như khĩ xảy ra. Đây là thế mạnh thực sự của ngân hàng mà khơng phải ngân hàng nào cũng cĩ được. Do đĩ cần phải tận dụng tốt thế mạnh này.

- Từ các đối tượng khách hàng này, tiếp tục nghiên cứu để mở rộng tín dụng sang các lĩnh vực khác như điện lực, bưu điện vì đây là những doanh nghiệp lớn, làm ăn hiệu quả.

Một sản phẩm khác mà ngân hàng đang nghiên cứu triển khai trong thời gian này đĩ là hình thức REPO, thực chất đây là hình thức mua bán kỳ hạn trái phiếu, hiện nay sản phẩm này cịn đang mới mẻ đối với thị trường Việt Nam. Quy trình thực hiện như sau: ngân hàng mua trái phiếu trên thị trường sơ cấp và bán lại cho các cơng ty chứng khốn hoặc nhà đầu tư theo một kỳ hạn đã thỏa thuận. Số tiền bán trái phiếu lại tiếp tục tái đầu tư theo kỳ hạn tương đương kỳ hạn thỏa thuận ban đầu. Cứ như thế ngân hàng liên tục quay vịng vốn và thu lợi tức từ các nghiệp vụ trên. Theo phân tích đánh giá của phịng Kế hoạch và Tiếp thị, tính khả thi của nghiệp vụ này là rất lớn và cĩ rất ít rủi ro. Tuy nhiên, để nghiệp vụ này đạt hiệu quả, ngân hàng cần phải thành lập bộ phận thực hiện kinh doanh trái phiếu trên thị trường chứng khốn, bộ phận này trước mắt cĩ thể trực thuộc phịng Tín dụng. Điều quan trọng là trong khi các ngân hàng thương mại cịn đang trong quá trình nghiên cứu loại hình này, Ngân hàng Liên doanh Việt Thái phải nhanh chĩng triển khai mạnh để nắm bắt cơ hội và tạo sự đột phá cho nghiệp vụ của mình.

Bên cạnh những hình thức cho vay truyền thống như cho vay thơng thường, cho vay chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ cĩ giá, cho vay đồng tài trợ, cho vay sinh hoạt, tiêu dùng…, ngân hàng nên tiếp tục hồn thiện một số loại hình tín dụng khác phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế hiện nay như:

- Cho vay tài trợ hàng xuất nhập khẩu với hình thức cầm cố bằng chính lơ hàng xuất nhập khẩu đĩ: phương thức này cĩ rủi ro khá lớn nhưng nếu ngân hàng tăng cường khả năng thẩm định phương án kinh doanh, kiểm sốt chặt chẽ trong suốt quá trình cho vay thì đây sẽ là một hình thức tài trợ tín dụng rất cĩ lợi cho các doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cĩ vốn hạn chế.

- Cho vay thấu chi trên tài khoản tiền gửi: cho phép khách hàng sử dụng vượt mức số dư trên tài khoản tiền gửi với một hạn mức tối đa đã được xác định trước để hỗ trợ nhu cầu thiếu hụt vốn của khách hàng trong một thời gian

ngắn. Hình thức này đã được triển khai ở một số ngân hàng cổ phần lớn và rất được khách hàng ưa chuộng.

- Cho vay mua cổ phiếu và cầm cố bằng chính cổ phiếu đĩ: hiện nay chỉ cĩ ngân hàng Kỹ thương, NHNo&PTNT chi nhánh Tp.HCM cho thực hiện nhưng rất hạn chế vì rủi ro cao. Để đảm bảo an tồn, ngân hàng chỉ cho vay mua cổ phiếu của các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, các cổ phiếu đang được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn, tổng dư nợ tại các thời điểm tối đa khơng quá 50% thị giá cổ phiếu.

- Cấp tín dụng dưới hình thức thẻ tín dụng: tương tự như hình thức cho vay thấu chi nhưng được áp dụng trên tài khoản thẻ tín dụng và dành cho cá nhân. Tùy theo chính sách khách hàng của mỗi Ngân hàng mà khoản tín dụng này cĩ thể được bảo đảm bằng tài sản hoặc tín chấp.

3.5.2- Chiến lược cấp kinh doanh của Ngân hàng Liên doanh Việt Thái 3.5.2.1- Chiến lược khác biệt hĩa tập trung cho phần thị trường thích hợp

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của ngân hàng liên doanh việt thái đến năm 2010 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)