CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT THÁI ĐẾN NĂM
3.6.2- Những kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
- Ngân hàng liên doanh chỉ khác ngân hàng trong nước ở chỗ cĩ cổ đơng nước ngồi gĩp vốn, cịn lại mọi hoạt động đều tương tự như ngân hàng trong nước và phải tuân thủ theo định chế pháp luật của Việt Nam, vì vậy đề nghị NHNN nên tháo bỏ những khoảng cách giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng cĩ vốn nước ngồi, tạo một sân chơi thơng thống và bình đẳng giữa các ngân hàng như cho phép ngân hàng liên doanh mở nhiều chi nhánh trong cùng địa bàn, huy động tiền gửi tiết kiệm, huy động USD từ dân cư,…
- Đề nghị NHNN cĩ ý kiến với Bộ Tư pháp – Bộ tài nguyên mơi trường xem xét việc rút ngắn thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm xuống cịn từ 1 – 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Điều này sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại giảm thiểu đáng kể thời gian từ lúc ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp đến khi giải ngân cho khách hàng.
- Hiện nay nguồn thơng tin khách hàng do Trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN (CIC) cung cấp cịn nghèo nàn, thậm chí một số khách hàng cĩ quan hệ giao dịch với ngân hàng nhưng lại khơng được cập nhật đầy đủ. Vì vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng, đề nghị Trung tâm CIC thường xuyên cập nhật chính xác, đầy đủ thơng tin về khách hàng quan hệ tín dụng với Ngân hàng, đồng thời đa dạng hĩa nguồn thơng tin để các ngân hàng thương mại tham khảo trong quá trình xét duyệt cho vay, nâng cao chất lượng thẩm định khoản vay.
- NHNN cần tiếp tục mở rộng địa bàn, mở rộng thành viên được tham gia hệ thống thanh tốn điện tử liên Ngân hàng của NHNN, tham gia nghiệp vụ Option, nâng hạn mức tái chiết khấu, … nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại thực hiện hiệu quả các dịch vụ thanh tốn, chuyển tiền cho khách hàng, rút ngắn thời gian phục vụ khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về chiến lược kinh doanh ở chương 1 và phân tích đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Liên doanh Việt Thái ở chương 2, chương 3 đã nêu lên những quan điểm, sứ mạng và mục tiêu Ngân hàng Liên doanh Việt Thái cần phải đạt được từ nay đến năm 2010. Từ những mục tiêu này, tác giả đã xây dựng các chiến lược quan trọng cần thực hiện đồng thời nêu lên một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu cho định hướng chiến lược phát triển Ngân hàng Liên doanh Việt Thái đến năm 2010.
KẾT LUẬN
Mười năm là khoảng thời gian khơng dài đối với hoạt động của một ngân hàng nhưng cũng đủ để cho Ngân hàng Liên doanh Việt Thái đánh giá lại quá trình hoạt động, phát hiện những mặt mạnh cũng như những tồn tại yếu kém của mình. Trong xu thế hội nhập tồn cầu, việc xây dựng chiến lược phát triển cho Ngân hàng Liên doanh Việt Thái cũng phù hợp với chủ trương phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng của Chính phủ Việt Nam nhằm xây dựng một hệ thống Ngân hàng đủ mạnh về vốn và năng lực tài chính trước áp lực cạnh tranh của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Qua nghiên cứu phân tích mơi trường bên ngồi và mơi trường nội bộ của Ngân hàng Liên doanh Việt Thái, thấy được những cơ hội, những thách thức và lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng Liên doanh Việt Thái, chúng tơi cĩ thể khẳng định mục tiêu của ngân hàng từ nay đến năm 2010 là cĩ khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, để đạt những mục tiêu đĩ, Ngân hàng Liên doanh Việt Thái phải thực hiện tốt những chiến lược tập trung bao gồm chiến lược xâm nhập thị trường, chiến lược phát triển thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm mới. Trên cơ sở đĩ, chúng tơi đã đề xuất những chiến lược cạnh tranh thích hợp trong điều kiện khả năng của ngân hàng. Với những chiến lược và giải pháp đã đề cập ở trên, chúng tơi mong muốn gĩp phần hồn thành mục tiêu của ngân hàng, xây dựng Ngân hàng Liên doanh Việt Thái trở thành một ngân hàng mạnh của cả nước, chuẩn bị đĩn nhận quá trình hội nhập kinh tế khu vực và tồn cầu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, dù cĩ nhiều cố gắng nhưng với khả năng nghiên cứu của bản thân vẫn cịn hạn chế, các thơng tin tài liệu cịn giới hạn nên những vấn đề mà luận văn đưa ra nhiều nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu và phát triển thêm.