Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng Thương mạ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 25 - 28)

bảo lãnh thanh toán, hoàn trả tiền ứng trước, thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thuế quan...

Bảo lãnh không chỉ được thực hiện như một loại hình dịch vụ mà còn là một công cụ tài trợ cho các doanh nghiệp. Cùng với tín dụng chứng từ, bảo lãnh là một trong những loại hình giao dịch thông dụng và phổ biến nhất trong các hoạt động ngân hàng trên thế giới.

1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng Thương mại Thương mại

1.3.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh về số lượng

Trong quá trình phát triển hội nhập nền kinh tế, các thành phần kinh tế đều tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách sôi động. Các hoạt động này mang lại những món lợi lớn nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao. Mọi đối tượng tham gia vào hoạt động kinh tế đều có thể gặp rủi ro, một trong số đó là rủi ro do đối tác gây ra. Bảo lãnh ngân hàng là một trong những biện pháp để ngăn chặn rủi ro. Như vậy, hoạt động bảo lãnh ngân hàng hoàn toàn có thể được mọi thành phần kinh tế sử dụng. Và số lượng khách hàng có nhu cầu đối với hoạt động bảo lãnh ngân hàng ngày càng tăng.

Ngân hàng có hoạt động bảo lãnh phát triển là phải đáp ứng được các nhu cầu đó ngày càng nhiều. Do đó, số lượng khách hàng đông đảo và đối tượng khách hàng sử dụng bảo lãnh ngân hàng phong phú đa dạng là một tiêu chí thể hiện sự phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

1.3.2.1.2. Dư nợ và sự tăng lên theo các năm

Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng được coi là phát triển khi số lượng hợp đồng bảo lãnh tăng, giá trị của các hợp đồng bảo lãnh cũng tăng. Do đó, dư nợ bảo lãnh của ngân hàng cũng đạt mức cao và tăng dần theo các năm.

Tuy nhiên cần chú ý phân biệt với trường hợp các hợp đồng bảo lãnh có giá trị trong nhiều năm nên dư nợ bảo lãnh vào một thời điểm của năm có thể là cộng dồn của nhiều năm trước đó và không phản ánh được sự phát triển. Vì vậy cần chú ý tới số lượng và giá trị của các hợp đồng bảo lãnh mới.

1.3.2.1.3. Sự đa dạng của các loại hình bảo lãnh

Như đã phân tích ở trên, hoạt động bảo lãnh được chia thành nhiều loại khác nhau. Theo từng cách phân chia, mỗi loại hình bảo lãnh có mục đích sử dụng và hướng tới những đối tượng riêng. Tuy nhiên, do khả năng hạn chế, nhiều ngân hàng mới chỉ tập trung vào một số đối tượng nhất định. Vì vậy, hoạt động bảo lãnh cũng chỉ có một số loại hình và bỏ qua các loại bảo lãnh khác. Điều đó khiến cho ngân hàng không thu hút được tối đa số lượng cũng

như đối tượng khách hàng, đồng thời cũng khiến số lượng hợp đồng bảo lãnh không nhiều, dư nợ hoạt động bảo lãnh không cao, nói cách khác là thể hiện sự chưa phát triển của hoạt động bảo lãnh.

Nếu một ngân hàng có thể thực hiện đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh chứng tỏ ngân hàng đó có uy tín và nguồn lực lớn và thực sự phát triển về hoạt động bảo lãnh. Như vậy, đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh cũng là mục tiêu mà các ngân hàng cần tới trong quá trình phát triển hoạt động bảo lãnh.

1.3.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự tăng lên về chất lượng 1.3.2.2.1. Thủ tục bảo lãnh

Thủ tục bảo lãnh là một trong các yếu tố khách hành rất quan tâm khi lựa chọn ngân hàng bảo lãnh. Nếu thủ tục bảo lãnh nhanh gọn thì giảm bớt được nhiều thời gian cũng như chi phí cho việc phát hành bảo lãnh của ngân hàng, và đối với khách hàng đó là sự hiệu quả. Ngược lại, khách hàng sẽ phải mất thêm thời gian và chi phí cho một hoạt động bảo lãnh. Và như vậy có thể dẫn tới sự lựa chọn khác của khách hàng.

Tuy nhiên, bên cạnh việc giảm thiểu những thủ tục rườm rà trong quá trình phát hành bảo lãnh, ngân hàng vẫn cần đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ và hợp pháp. Có vậy, hoạt động bảo lãnh mới thực sự phát triển.

1.3.2.2.2. Số lượng hợp đồng bảo lãnh Ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thấp

Bảo lãnh được hạch toán vào tài khoản ngoại bảng. Chi khi ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh thì khoản chi trả đó được xếp thành tài sản xấu trong nội bảng và cấu thành nợ quá hạn của ngân hàng. Do đó hạn chế số lượng hợp đồng bảo lãnh ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là biện pháp an toàn cho hoạt động của ngân hàng nói chung và an toàn của hoạt động bảo lãnh nói riêng. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi hoạt động bảo lãnh của ngân hàng phải thực sự phát triển. Và sự phát

triển này thể hiện ở tính hiệu quả của khâu thẩm định khách hàng cũng như hiệu quả và khả năng làm việc của các cán bộ tín dụng.

1.3.2.2.3. Khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Ngân hàng

`Theo quy định của pháp luật, một ngân hàng không được phép thực hiện bảo lãnh vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng. Trong phạm vi đó, ngân hàng có thể thực hiện bất kỳ bảo lãnh nào. Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các ngân hàng luôn tận dụng tối đa các cơ hội. Do đó, các ngân hàng sẵn sàng ký các hợp đồng bảo lãnh có giá trị lớn (nhưng vẫn không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng). Tuy nhiên ngân hàng cần phải cân nhắc nguồn vốn của mình để đảm bảo khi phát sinh nghĩa vụ thì ngân hàng có đủ vốn để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh, tránh xảy ra tình trạng rủi ro thanh khoản.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 25 - 28)