Tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý các món vay bảo lãnh

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 78 - 80)

10 USD DV0133 12.Kiểm tra xác nhận chữ kí thư bảo

3.2.4.Tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý các món vay bảo lãnh

Đây là việc làm có ý nghĩa cực kì quan trọng. Bởi vì nó giúp ngân hàng có thể kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết của khách hàng theo hợp đồng gốc và hợp đồng bảo lãnh để có thể phát hiện kịp thời những yếu tố không phù hợp, những vi phạm trên cơ sở đó có cách xử lí đúng đắn. Phương pháp giám sát rất đa dạng. Ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

-Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng qua hoạt động của tài khoản tiền gửi và tài khoản vay (doanh số phát sinh nợ và có của tài khoản ) sẽ phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, lưu chuyển tiền tệ, sử dụng vốn vay và trả nợ. Việc biến động bất thường của tài khoản sẽ phản ánh những khó khăn trong quản trị tài chính, như tài khoản vãng lai luôn có số dư nợ là dấu hiệu khách hàng đang gặp khó khăn trong chi trả. Qua đó ngân hàng sẽ tuỳ theo các dấu hiệu mà có hướng kiểm soát trọng tâm.

- Phân tích báo cáo tài chính theo định kì: đối với khách hàng có thời gian bảo lãnh tương đối dài từ vài tháng trở lên. Ngân hàng sẽ yêu cầu gửi báo cáo tài chính định kì để kịp thời phân tích, phát hiện những thay đổi đáng chú ý trong khả năng thực hiện hợp đồng của khách hàng.

Sau khi phân tích, kết quả sẽ được cập nhật vào hồ sơ khách hàng. Kết quả phân tích có thể cho thấy những dấu hiệu vi phạm hợp đồng. Tùy vào mức độ mà nhân viên giám sát có thể trực tiếp hoặc thông qua các cấp quản trị để đưa ra các biện pháp ngăn ngừa, như nhắc nhở bằng điện thoại hoặc bằng thư…Trong trường hợp có vi phạm hợp đồng thì nhân viên giám sát phải thông báo kịp thời cho các cấp có thẩm quyền để có biện pháp xử lí phù hợp.

- Viếng thăm và kiểm soát tại điểm hoạt động kinh doanh hoặc nơi cư trú của khách hàng. Khi viếng thăm khách hàng trong thời gian bảo lãnh sẽ giúp ngân hàng có những thông tin bổ ích như sự duy trì thiện chí thực hiện hợp đồng của khách hàng, thực trạng tổ chức sản xuất kinh doanh, thực trạng dự trữ tồn kho, chất lượng tài sản đảm bảo.

Việc viếng thăm có thể do chính nhân viên tín dụng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh thực hiện trong những chuyến viếng thăm thường xuyên theo quy định của ngân hàng hoặc do thanh tra viên thực hiện trong trường hợp có những thông tin về khách hàng gây bất lợi cho ngân hàng.

- Kiểm tra các tài sản đảm bảo : việc kiểm tra được thực hiện bằng cách kiểm tra tại chỗ hiện trạng của tài sản và thông qua các báo cáo thường kì của khách hàng về tình trạng của tài sản. Khi kiểm soát viên giám sát phải làm báo cáo công việc và nếu thấy những dấu hiệu vi phạm phải trình cấp quản trị có biện pháp điều chỉnh, ngăn chặn kịp thời. Trong trường hợp tài sản bị rủi ro như cháy, sạt lở, giá thị trường biến động mạnh thì ngân hàng phải kịp thời điều chỉnh hợp đồng cho phù hợp với điều kiện mới.

- Giám sát hoạt động khách hàng thông qua các mối quan hệ với các khách hàng khác. Qua đó thấy được tình hình hoạt động của khách hàng cũng như tiến độ mua, bán hàng hoá, khả năng thanh toán, mức độ kỉ luật hợp

đồng, tính trung thực trong các báo cáo tài chính, tính khả thi của các phương án kinh doanh.

- Giám sát những thông tin khác: ngân hàng phân tích những thông tin từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan thuế, toà án.

Ngân hàng cần tuyên truyền huấn luyện các cán bộ công nhân viên đặc biệt là các nhân viên thực hiện kiểm tra giám sát nhận thức rõ vai trò , tầm quan trọng của công tác này, trên cơ sở đó thực hiện nghiêm chỉnh các bước, các yêu cầu kiểm tra giám sát.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 78 - 80)