Nâng cao chất lượng thẩm định thẩm định các yêu cầu bảo lãnh

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 75 - 77)

10 USD DV0133 12.Kiểm tra xác nhận chữ kí thư bảo

3.2.2.Nâng cao chất lượng thẩm định thẩm định các yêu cầu bảo lãnh

các mục tiêu, mục đích, chỉ rõ các kết quả đạt được tại các mốc thời gian về số tiền bảo lãnh, số món bảo lãnh, mức tăng trưởng bảo lãnh, cơ cấu bảo lãnh, thu nhập từ nghiệp vụ bảo lãnh…Kế hoạch phát triển nghiệp vụ bảo lãnh cũng cần được cụ thể hoá thành các công việc, thời gian, chi phí, số lượng người thực hịên và các nguồn lực cần thiết khác. Kế hoạch càng rõ ràng cụ thể thì tính khả thi càng cao. Khi đã thiết lập được các mục tiêu, mục đích thì điều quan trọng là cần có các giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu đó. Việc lập kế hoạch phải được trình bày dưới những hình thức nhất định, bám sát thực trạng của ngân hàng và tình hình môi trường kinh doanh sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hiện và triển khai kế hoạch đó.

3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định thẩm định các yêu cầu bảo lãnh lãnh

Đối với nghiệp vụ bảo lãnh, ngân hàng dùng uy tín của mình để thực hiện nghiệp vụ mà chưa phải bỏ vốn ra ngay nhưng rủi ro cho ngân hàng thì vẫn xảy ra. Bởi vì khi khách hàng được bảo lãnh vi phạm hợp đồng, ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ trả thay, sau đó khoản trả thay của ngân hàng trở thành món vay bắt buộc và được coi là một khoản nợ quá hạn. Cho nên để hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, các cán bộ tín dụng cần phải tuân thủ đúng qui trình bảo lãnh và nội dung thẩm định phương án sử dụng vốn của khách hàng được bảo lãnh theo đúng quy trình thẩm định một món vay theo cơ chế tín dụng hiện hành.Việc thẩm định cần đảm bảo chủ yếu các mặt sau :

Thứ nhất là tư cách pháp nhân của khách hàng. Đây là vấn đề đầu tiên mà ngân hàng cần quan tâm, khách hàng phải là người có đầy đủ hành vi dân sự, tư cách pháp nhân để đảm bảo có khả năng chịu trách nhiệm về hành

vi của mình trước pháp luật trong trường hợp có tranh chấp xảy ra. Ngân hàng có thể đề nghị sự can thiệp của pháp luật khi cần thiết.

Thứ hai là năng lực tài chính của khách hàng. Năng lực tài chính của khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định khả năng hoàn thành hợp đồng và khả năng trả nợ của khách hàng. Ngân hàng cần tiến hành phân tích hiện trạng tài chính và các dự báo về tài chính trong tương lai của khách hàng nhằm tìm kiếm và dự đoán các trường hợp không mong muốn có thể xảy ra , làm giảm khả năng thực hiện hợp đồng của khách hàng. Phân tích tài chính bao gồm đánh giá về quản trị vốn và các hoạt động kinh doanh, phân tích các hệ số tài chính , phân tích lưu chuyển tiền tệ, phân tích các dự báo tài chính.

Thứ ba là năng lực điều hành, quản lí của chủ doanh nghiệp. Quan điểm và khả năng lãnh đạo của chủ doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một quyết định đúng đắn của chủ doanh nghiệp sẽ mang lai hiệu quả cao trong kinh doanh, ngược lại,một quyết định sai lầm có thể gây hậu quả khó lường thậm chí là phá sản doanh nghiệp. Tuy vậy , trên thực tế ngân hàng còn chưa chú trọng đến yếu tố này khi đánh giá khách hàng. Cho nên để nâng cao chất lượng thẩm định các khoản bảo lãnh, ngân hàng cần chú ý phân tích khả năng lãnh đạo của chủ doanh nghiệp thông qua năng lực tổ chức, năng lực chuyên môn và uy tín của chủ doanh nghiệp trong giới kinh doanh.

Trong quá trình thẩm định , ngân hàng không chỉ căn cứ vào thông tin một chiều từ khách hàng cung cấp mà phải có được thông tin đa chiều để so sánh, đối chiếu và phân tích trên cơ sở đó mới ra quyết định bảo lãnh. Đó có thể là thông tin từ các trung tâm chuyên cung cấp thông tin, thông tin từ các bạn hàng của khách hàng, thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc thông tin do chính các cán bộ tín dụng thu thập được. Mọi khoản bảo lãnh trước hết phải được xem xét về khả năng thực hiện các hợp đồng

kinh tế, năng lực tài chính cũng như kinh doanh của khách hàng yêu cầu bảo lãnh, các tài sản đảm bảo chỉ là nguồn thu dự phòng khi có rủi ro xảy ra. Ngoài ra, để có tỷ lệ kí quĩ, bảo đảm thích hợp, ngân hàng cần thiết phải nghiên cứu xây dựng một hệ thống chấm điểm khách hàng. Trên cơ sở đánh giá các rủi ro về tín dụng, bổ sung thêm một số các chỉ tiêu liên quan tới ngành nghề, các dự báo về thị trường trong từng giai đoạn nhất định, với các chỉ tiêu đánh giá theo từng loại hình doanh nghiệp, các nhân viên phòng phục vụ khách hàng , các lãnh đạo phòng ban tín dụng, hay hội đồng tín dụng xem xét quyết định tỷ kệ kí quĩ , mức bảo đảm tài sản của khách hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 75 - 77)