Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 88 - 90)

10 USD DV0133 12.Kiểm tra xác nhận chữ kí thư bảo

3.3.2.Đối với Ngân hàng Nhà nước

Hiện nay, khi nền kinh tế trong nước cũng như nước ngoài biến động không ngừng thì thông tin ngày càng trở nên quan trọng. Việc thu nhập thông tin chính xác, nhanh chóng sẽ góp phần vào thành công, hiệu quả hoạt động

bảo lãnh ngân hàng. Các ngân hàng trong thời gian qua đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin về doanh nghiệp. Họ đã không nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như năng lực tài chính hiện có của doanh nghiệp, đặc biệt là các thông tin về tài sản đảm bảo. Có những doanh nghiệp dùng một tài sản đem thế chấp ở nhiều ngân hàng để xin bảo lãnh trong khi giá trị của tài sản chỉ tương đương với một khoản vay. Chỉ khi ngân hàng xử lý tài sản thế chấp mới phát hiện ra. Tình trạng này xảy ra vì sự hoạt động không hiệu quả của trung tâm thông tin. Vì vậy ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) thông qua sự trợ giúp của hệ thống ngân hàng thương mại nhằm giúp các ngân hàng có đủ thông tin vê những doanh nghiệp liên quan.

NHNN không nên quy định giới hạn mức phí bảo lãnh để các ngân hàng vận dụng linh hoạt tuỳ theo mức độ rủi ro của từng loại bảo lãnh, mức độ phức tạp của từng nghiệp vụ, tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể cạnh tranh về giá.

Tăng cường kiểm tra thanh tra để phòng ngừa phát hiện và xử lí kịp thời các quy chế bảo lãnh, đảm bảo sự an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Rủi ro đối với ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cũng ẩn chứa rủi ro như các nghiệp vụ tín dụng khác. Rủi ro tiềm ẩn ngay khi nghiệp vụ bảo lãnh phát sinh. Tuy nhiên, theo quy định, ngân hàng lại chỉ có thể trích lập dự phòng rủi ro cho khoản bảo lãnh khi nó thực sự trở thành một khoản tín dụng, tức là sau khi ngân hàng thực hiện trả thay khách hàng. Điều này có thể gây khó khăn cho ngân hàng trong trường hợp phải sử dụng dự phòng để bù đắp rủi ro, đặc biệt đối với những khoản bảo lãnh có doanh số lớn. Nên chăng, ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng được phép trích lập dự phòng cho khoản bảo lãnh của mình ngay sau khi hợp đồng bảo lãnh được kí kết.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 88 - 90)