Rủi ro đối với người thụ hưởng bảo lãnh

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 34 - 36)

- Khi người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng, ngân hàng có nghĩa vụ trả thay. Nhưng do một số lí do nào đó kể cả chủ quan lẫn khách quan mà ngân hàng phát hành bảo lãnh bị phá sản hay mất khả năng thanh toán thì người thụ hưởng sẽ không nhận được khoản tiền bồi thường.

- Người được bảo lãnh phá vỡ hợp đồng nhưng người thụ hưởng chỉ nhận được một phần bồi thường của ngân hàng, không đủ bù đắp thiệt hại do việc vi phạm gây ra. Đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng : khi công trình đ- ược phê duyệt kết quả trúng thầu cho nhà thầu đạt điểm kĩ thuật cao nhất với giá bỏ thầu thấp nhất thì ngân hàng sẽ phát hành thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng gửi chủ đầu tư, để làm thủ tục kí hợp đồng thi công. Số tiền bảo lãnh thường là 5% giá trị trúng thầu. Mục đích bảo lãnh là ngân hàng cam kết nếu nhà thầu vi phạm ngân hàng sẽ trả cho chủ đầu tư tối đa là số tiền bảo lãnh để đền bù thiệt hại cho chủ đầu tư. Mặt khác, theo qui chế đấu thầu, khi hợp

đồng thi công được kí kết, chủ đầu tư sẽ ứng trước cho nhà thầu một số tiền thường là 20% giá trị trúng thầu. Như vậy, xét về mặt tài chính, nhà thầu chỉ cần ngân hàng bảo lãnh 5% nhưng được ứng trước 20% giá trị trúng thầu, nếu nhà thầu không tiếp tục thực hiện hợp đồng thì chủ đầu tư sẽ bị thiệt hại 15% . Nếu giải quyết được số tiền này thì cũng mất nhiều thời gian, có khi bị thiệt hại mà công trình phải dừng lại chờ xử lý.

- Thời gian bảo lãnh chưa tương xứng với thời gian có thể xảy ra thiệt hại. Như trong bảo lãnh chất lượng công trình: khi công trình thi công hoàn thành phải trải qua giai đoạn bảo hành, nghĩa là trong thời gian nhất định nếu công trình xảy ra sự cố ,hư hỏng ,xuống cấp thì nhà thầu phải bỏ tiền ra sửa chữa. Thời gian bảo hành tùy theo qui mô công trình nhưng thường là một năm. Ngân hàng sẽ bảo lãnh khoảng 5-10% giá trị công trình, trong thời gian bảo hành nếu chất lượng công trình không đảm bảo, nhà thầu không sửa chữa thì chủ đầu tư sẽ dùng số tiền đó để bù đắp chi phí sửa chữa. Tuy nhiên thời gian bảo lãnh một năm là chưa phù hợp vì tuổi thọ một số công trình rất lớn nên trong vòng một năm chưa thể phát hiện, đánh giá được chất lượng công trình . Ngoài ra mức bảo lãnh là 5-10% giá trị công trình chỉ đủ sửa chữa những hư hỏng nhỏ. Nếu hư hỏng lớn, chi phí vượt quá tỷ lệ trên, chủ đầu tư cũng rất khó buộc nhà thầu bỏ thêm chi phí sửa chữa như đã cam kết.

- Trong bảo lãnh bảo hành, mặc dù trong quá trình thi công có người giám sát nhưng nếu nhà thầu không tự giác, không vì uy tín cá nhân mà chạy theo lợi nhuận, sẽ không tránh khỏi ăn bớt vật tư, làm không đúng qui trình kết cấu, sử dụng vật tư không đồng bộ dẫn đến chất lượng công trình giảm, dễ bị hư hỏng.

- Trong bảo lãnh kèm chứng từ, khi kiểm tra các chứng từ yêu cầu thanh toán xem có phù hợp không, ngân hàng phát hành bảo lãnh có thể kéo dài thời gian thanh toán, gây khó khăn cho người thụ hưởng bảo lãnh.

- Khi có tranh chấp xảy ra do thư bảo lãnh của ngân hàng phát hành không thống nhất với hợp đồng kinh tế, có thể dẫn đến kiện tụng mất thời gian,chi phí và đặc biệt là ảnh hưởng đến uy tín của người thụ hưởng.

Các hoạt động kinh doanh ngân hàng đều chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, ngoài việc nhìn nhận đánh giá để phòng ngừa và hạn chế các rủi ro đó thì việc học hỏi và tìm hiểu kinh nghiệm các nước trên thế giới là việc làm rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 34 - 36)