Môi trường kinh tế pháp lý:

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 26 - 27)

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế nên hoạt động tín dụng còn gặp nhiều khó khăn như :

• Cơ chế quản lý của nhà nước đang trong quá trình hoàn thiện, NHNN cho phép một doanh nghiệp được mở tài khỏan tiền gửi, cũng như vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng mặc dù tạo điều kiện mở rộng kinh doanh của khách hàng, nhưng ngược lại Ngân hàng sẽ khó kiểm soát dẫn đến rủi ro.

• Để phù hợp với yêu cầu thực tiễn ngày 31/12/2001 Thống đốc Ngân hàng nhà nước có quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng và các TCTD đã có văn bản hướng dẫn cụ thể về quy chế cho vay đối với khách hàng phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình. Tại điều 7 của QĐ 1627 có quy định TCTD khi xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có các điều kiện :

- Pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự .

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả.

- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính Phủ và hướng dẫn của Thống Đốc NHNN.

Như vậy, khách hàng không kể đã vay vốn tại một Ngân hàng nào hay chưa, nếu thõa mãn các điều kiện trên đều được vay vốn ở bất cứ Ngân hàng nào.Chính nhờ cơ chế tín dụng thông thoáng tạo điều kiện cho các DN tiếp cận vốn dễ dàng và ngân hàng chủ động cung ứng vốn cho DN. Trong thời gian các NHTM nhà nước ưu ái cho các DNNN, nhiều TCTD cho vay cùng một doanh nghiệp, nhưng việc cho vay và quản lý vốn của các ngân hàng khi đầu tư vốn cho cùng một DNNN thực tế khó khăn dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Thực tế việc phối hợp giữa các Ngân hàng khi thực hiện cho vay cùng một DN khi xem xét cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay của DN cũng như nắm bắt thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất khó khăn , các Ngân hàng thường giữ bí mật không cung cấp thông tin cho nhau. Thực tế tại BIDV trong thời gian qua các Chi nhánh khi thực hiện biện pháp hạn chế cung cấp tín dụng đã xảy ra tình trạng các Doanh nghiệp không chuyển doanh thu về, gây khó khăn trong việc thu hồi nợ cho các Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)