Năng lực quản lý, năng lực tài chính của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước thuộc các Tổng công ty còn yếu, khả năng sinh

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 35 - 36)

các doanh nghiệp nhà nước thuộc các Tổng công ty còn yếu, khả năng sinh lời ở mức thấp, sức cạnh tranh hàng hóa dịch vụ chưa cao, việc chiếm dụng vốn lẫn nhau diễn ra phổ biến, không tuân thủ của pháp luật dẫn đến gia tăng nợ xấu.

• Các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài không thể thanh toán các khoản công nợ, nhất là nợ vay ngân hàng. Theo số liệu thống kê Việt Nam đến cuối năm 2003 của các DNNN thì tổng số nợ phải thu, phải trả gần 300.000 tỷ đồng, trong đó khoản phải trả là 207.789 tỷ đồng, khoản phải trả chủ yếu là nợ vay Ngân hàng (chiếm 76%), tỷ lệ lợi nhuận trên vốn 10.8%. Số doanh nghiệp kinh doanh có lãi 77%, và 13.5% DN kinh doanh thua lỗ, trong số DN làm ăn có lãi chỉ khoảng 40% DN có mức lãi cao hơn lãi suất huy động của các TCTD. Như vậy các DN kinh doanh kém hiệu quả sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ Ngân hàng .

• Từ cuối năm 1999 đến hết năm 2002, giá cà phê trong và ngoài nước liên tục giảm làm các đơn vị sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng cà phê của Tổng công ty cà phê thua lỗ lớn. Không có khả năng thanh toán, vốn lưu động để sản xuất kinh doanh thường xuyên thiếu hụt, để bù đắp các khoản thiếu hụt này các đơn vị phải vay ngân hàng. Số lỗ luỹ kế của toàn Tổng công ty đến 31/12/2003 lên tới gần 600 tỷ đồng. Điều này ảnh hưởng đến nợ vay của BIDV đến cuối năm 2003 nợ quá hạn của ngành cà phê là : 239 tỷ chiếm 14% tổng dư nợ quá hạn của BIDV (nguồn xử lý nợ xấu ở VN- chương trình giảng dạy Fullbright).

• Theo số liệu thống kê của Bộ Giao Thông Vận tải tính đến hết tháng 6/2004 tổng số lỗ luỹ kế của các Doanh nghiệp thuộc Bộ đã lên tới trên 1.000 tỷ

đồng và khoản nợ khó đòi vào khoảng 400 – 500 tỷ đồng. Tất nhiên, số liệu này chưa phản ánh chính xác tài chính của các Doanh nghiệp. Nhưng từ những con số này đã cho chúng ta thấy được bức tranh về tài chính yếu kém của các Doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải. Tình trạng thua lỗ, nợ nần của các Doanh nghiệp nguyên nhân chính vẫn thuộc về yếu tố chủ quan của cơ quan quản lý và người điều hành DN. Tức là có hàng loạt dự án các Doanh nghiệp biết trước là lỗ do bỏ thầu giá thấp hoặc đầu tư dàn trải mà vẫn làm do đó dẫn đến hiệu quả thấp, lãng phí … Kết quả trên cũng phản ánh tình trạng năng lực quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp nhà nước rất yếu kém (3) (nguồn thời báo kinh tế sài gòn số 81 ngày 25/04/2005). BIDV thiệt hại nhiều nhất khi cho vay các doanh nghiệp thuộc Bộ giao thông vận tải ví dụ : Cien co 5, Cien co 8, Tổng công ty Đường Thủy, Tổng công ty CT 6, Tổng công ty công trình giao thông1… các doanh nghiệp này đã thật sự khó khăn, khả năng trả nợ Ngân hàng rất thấp. (Theo kết quả điều tra mức độ ảnh hưởng của nguyên nhân này là : nhiều : 70%, trung bình : 26%, ít : 4%).

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 35 - 36)