Sai sót trong việc kiểm tra và quản lý nợ vay:

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 45 - 46)

Việc kiểm tra sử dụng vốn vay chưa chặt chẽ, xác định thời gian cho vay chưa phù hợp, thời gian cho vay thường kéo dài hơn so với thời gian thu tiền, do

đó tiền về doanh nghiệp sử dụng vào việc khác, thậm chí đầu tư vào tài sản cố định. Ngoài ra vì cho vay theo hạn mức tín dụng, không kiểm soát được đến từng công trình, có nhiều trường hợp giải ngân để mua vật tư, chi lương công trình này nhưng doanh nghiệp sử dụng tiền vào các công trình khác, dẫn đến ngân hàng không kiểm soát được vốn vay.

• Trong thực tế, mặc dù các CBTD có kiểm tra sử dụng vốn vay nhưng vẫn chỉ mang tính hình thức, chưa tuân thủ đúng theo quy định, ví dụ có những Doanh nghiệp mục đích vay vốn là chi tiền lương hay trả tiền vật tư để thi công các công trình, nhưng khi Doanh nghiệp nhận tiền vay về, nợ Ngân hàng khác đến hạn buộc Doanh nghiệp phải sử dụng tiền vay của Ngân hàng để trả nợ đến hạn cho Ngân hàng khác, sau đó dùng tiền vay của Ngân hàng mới để chi cho nhu cầu ban đầu, hiện tượng này diễn ra khi các Chi nhánh cho vay bằng tiền mặt, hoặc chuyển khoản cho các đơn vị xí nghiệp phụ thuộc nằm rải rác khắp nơi, việc đảo nợ này thường xảy ra đối với đơn vị xây lắp do những Doanh nghiệp này thường xuyên bị chiếm dụng vốn từ các Chủ đầu tư và để hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường buộc các Doanh nghiệp phải thực hiện biện pháp trên để duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Đối với các Chi nhánh, do kiểm tra sau nếu có phát hiện đơn vị sử dụng vốn không đúng mục đích, theo quy định phải thu hồi nợ trước hạn, nhưng Doanh nghiệp không có nguồn để thanh toán phải chờ, thường CBTD bỏ qua việc này. (Theo kết quả điều tra mức độ ảnh hưởng của nguyên nhân này là : nhiều : 49%, trung bình : 38%, ít : 13%).

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 45 - 46)