Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 27 - 28)

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (bình quân trên 7%/ năm) gây sức ép cho nhu cầu phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ tiết kiệm từ nội bộ kinh tế thấp, do đó nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất của các doanh nghiệp hết sức cần thiết, trong khi đó thị trường vốn phát triển chậm chạp,

đang tạo áp lực và thúc đẩy tín dụng ngân hàng tăng trưởng ở mức độ khá nóng, đáng lo ngại.

- Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), hiện nay các Ngân hàng thương mại quốc doanh của Việt Nam vẫn đang chi phối các Ngân hàng thuơng

mại,thị trường trong nước chiếm hơn 70%(1)(Nguồn134.53.0.4/

bantinkinhte/btkt.htm) là nguồn cung cấp tín dụng chủ yếu cho các DN nhà nước, nhưng các DNNN đối mặt với cạnh tranh từ bên ngoài cũng như sự giảm bớt các hỗ trợ từ Chính phủ đã thực sự bộc lộ yếu kém, làm ăn không hiệu quả. Như vậy, nếu tốc độ tín dụng tăng nhanh sẽ dẫn đến tỷ lệ nợ khó đòi ngày càng cao. Do cơ chế nhà nước dành quá nhiều đặc ân cho DNNN nên từ trước tới nay thành phần kinh tế này được vay vốn của các NHTM quốc doanh mà không cần phải thế chấp tài sản. Hiện nay các DNNN làm ăn kém hiệu quả nên số nợ tồn đọng của thành phần kinh tế này chiếm hầu hết trong tổng số nợ khó đòi của BIDV, tính đến cuối năm 2004 dư nợ của các DNNN tại BIDV chiếm tỷ lệ 65% tương đương 44.137 tỷ đồng so với tổng dư nợ, quá hạn tập trung nhóm khách hàng DNNN. (Theo kết quả điều tra mức độ ảnh hưởng của nguyên nhân này là : nhiều : 59%, trung bình : 32%, ít : 9%).

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)