Do thay đổi các chủ trương chính sách của nhà nước hoặc việc sắp xếp lại DNNN chưa thực sự triệt để, DNNN làm ăn kém hiệu quả không có

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 31 - 33)

xếp lại DNNN chưa thực sự triệt để, DNNN làm ăn kém hiệu quả không có khả năng hòan trả nợ cho Ngân hàng dẫn đến rủi ro .

Chính sách của nhà nước không hiệu quả hoặc thay đổi làm tác động đến một số ngành, một số doanh nghiệp như chính sách đóng cửa rừng vào cuối

những năm 90 đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp chế biến khai thác lâm sản, chính sách xây dựng nhà máy đường, chính sách dự trữ cà phê… không phát huy hiệu quả, từ đó doanh nghiệp không có khả năng hoàn trả gốc và lãi vay ngân hàng, vì vậy ngân hàng gặp rủi ro. Tính đến hết năm 2004 BIDV phải xử lý 554 tỷ đồng cho chương trình mía đường.

Theo ước tính Việt Nam hiện nay có khoảng 5.500 doanh nghiệp Nhà nước, đến nay đã cổ phần hoá trên 2.240 doanh nghiệp.Theo kế hoạch đặt ra trong năm 2005 phải thực hiện cổ phần hoá năm 2005 khoảng hơn 700 DNNN (trong đó có 340 DN từ năm 2003 và 2004 chuyển sang). Tuy nhiên so với yêu cầu đặt ra, cổ phần hoá DNNN vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn, về quy mô vốn, các DNNN đã thực hiện CPH có tới 81% doanh nghiệp nhỏ dưới 10 tỷ, chỉ có khoảng 19% có vốn trên 10 tỷ đồng, hầu hết các doanh nghiệp thuộc tổng công ty 90, 91 trực thuộc các Bộ: thương mại, xây dựng, giao thông vận tải, công nghiệp. Cổ phần hoá chựng lại do vướng mắc liên quan đến việc xác định giá trị doanh nghiệp, hưởng ưu đãi sau khi CPH, (ví dụ việc vay vốn ngân hàng không cần tài sản đảm bảo)……(1) (nguồn www.mof.gov.vn/). Để đẩy mạnh tiến trình sắp xếp lại DNNN, góp phần lành mạnh hoá tài chính của doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành các quy định về xử lý nợ tồn đọng cho các DNNN thực hiện chuyển đổi, cụ thể những khoản nợ tồn đọng không có khả năng thu hồi sau khi doanh nghiệp dùng quỹ dự phòng nợ phải thu khó đòi để bù đắp, nếu không đủ thì phần chênh lệch được xử lý bằng cách hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ, nếu bị lỗ được nhà nước giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp trước khi chuyển đổi. Như vậy, đối với doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi tình hình tài chính sẽ lành mạnh hơn, và với cơ cấu tổ chức mới doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và có khả năng trả nợ Ngân hàng, ngược lại những doanh nghiệp chậm chuyển đổi làm ăn không hiệu quả không có khả năng trả nợ cho ngân

hàng, rủi ro cho Ngân hàng rất lớn, riêng đối với BIDV đến hết tháng 06/2005, dư nợ cho vay các Tổng công ty 90-91 khoảng 31.450 tỷ đồng (chiếm khoảng 42% tổng dư nợ, tỷ lệ này không thay đổi nhiều so với đầu năm), vì vậy nếu BIDV không có biện pháp giảm dư nợ đối với các DN này trong tương lai sẽ gặp nhiều rủi ro. (Theo kết quả điều tra mức độ ảnh hưởng của nguyên nhân này là : nhiều : 50%, trung bình : 42%, ít : 8%).

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 31 - 33)