Về con ngườ

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 48 - 50)

• Đội ngũ cán bộ tín dụng còn bất cập, lực lượng trẻ nhiều song thiếu kinh nghiệm, chưa đi sâu tìm tòi những yếu tố mới về dự án, khoản vay thị trường… năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao, công tác quản lý còn nhiều hạn chế.

• Trình độ cán bộ tín dụng ở một số Chi nhánh còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc: trình độ thẩm định khách hàng, phương án , dự án kinh doanh còn nhiều bất cập, không nắm vững cơ chế chính sách, cho vay

những khách hàng yếu kém về tài chính, sản xuất kinh doanh không ổn định, thua lỗ, cho vay những phương án, dự án kinh doanh không hiệu quả, khả thi. Vì vậy, chất lượng tín dụng ở những chi nhánh còn thấp, nợ khó đòi cao, nợ quá hạn mới phát sinh lớn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của toàn hệ thống.

+ Một số cán bộ tín dụng chưa thật sự tâm huyết, có trách nhiệm với công việc được giao, chưa nắm vững các quy định hiện hành trong hoạt động tín dụng, việc thẩm định khách hàng, khoản vay chưa đạt yêu cầu.

+ Cán bộ tín dụng chưa được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực thẩm định - tín dụng. (Theo kết quả điều tra mức độ ảnh hưởng của nguyên nhân này là : nhiều : 31%, trung bình : 54%, ít : 15%).

Tóm lại : Thực tiễn hoạt động tín dụng của BIDV thời gian qua cho thấy hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro, rủi ro tín dụng của toàn hệ thống chưa kiểm soát một cách hiệu quả và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là rủi ro tín dụng phải được quản lý chặt chẽ và giảm bớt tỷ lệ tổn thất về tín dụng, đảm bảo hoạt động tín được an toàn hiệu quả, chúng ta cần có những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế tối đa rủi ro phát sinh và từng bứơc nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)