Một số ví dụ minh họa những hạn chế trong quá trình thẩm định tại NHNT Việt

Một phần của tài liệu Hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp – một biện pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 50)

NHNT Việt Nam

Ví dụ 1 :

Cơng ty A là một cơng ty TNHH tư nhân. Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất các loại nước uống cĩ gas. Năm 2002, cơng ty đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất bia, tài sản thế chấp một phần là tài sản hình thành từ vốn vay và một phần từ tài sản của người bảo lãnh. Khi dự án đi vào hoạt động thì sản phẩm chưa được người tiêu dùng chấp nhận liền nên doanh số rất thấp và đã qua thời kỳ ân hạn nợ nhưng cơng ty vẫn khơng cĩ khả năng trả nợ.

Nguyên nhân : một dự án trung dài hạn, nguồn trả nợ NH từ khấu hao và một phần lợi nhuận. Do doanh số cơng ty khơng theo dự kiến nên nguồn trả nợ bị hạn chế. Nhân viên thẩm định đã khơng thẩm định kỹ đầu ra của sản phẩm mà NH lại dựa nhiều vào tài sản bảo đảm. Dây chuyền sản xuất trên là một tài sản chuyên dụng rất khĩ khăn trong việc phát mãi.

Ví dụ 2 :

Cơng ty cơ khí B là một DN nhà nước, thiết kế chế tạo, lắp đăït máy cơ khí nơng nghiệp; lắp đặt cấu kiện kim loại, thiết bị cơng trình thủy lợi, thủy điện; sản xuất và lắp ráp các loại kết cấu thép trong xây dựng, cơng nghiệp. Cơng ty là một cơng ty con của tổng cơng ty thuộc bộ nơng nghiệp. Hầu như các cơng trình do cơng ty thi cơng đều được tổng cơng ty giao và thường là các cơng trình thuộc nguồn vốn ngân sách. Cơng ty vay vốn ngắn hạn NH để bổ sung vốn lưu động phục vụ các cơng trình thi cơng với hạn mức được duyệt là 7 tỷ đồng. Nguồn trả nợ từ tiền thu được của các khách hàng. Bước sang năm 2004, nguồn ngân sách thanh tốn cho các cơng trình của cơng ty khơng đúng kế hoạch và DN khơng trả được nợ vay đến hạn của NH.

Nguyên nhân : trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, tiến độ thanh tốn thường rất chậm phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ nghiệm thu, thanh quyết tốn từ ngân sách nhà nước. Nguồn tiền trả nợ NH là phụ thuộc hồn tồn vào việc nghiệm thu và nguồn vốn ngân sách nhà nước. Khi thẩm định tính khả thi của phương án vay vốn thì NVTD chỉ tính hiệu quả của phương án mà khơng thẩm định khả năng thanh tốn của các khách hàng. Do đĩ, việc cơng ty khơng trả được nợ NH là tất yếu.

Ví dụ 3 :

Ngân hàng B cho một DN nhà nước C vay để sản xuất giầy dép xuất khẩu. Cơng ty này đã quan hệ rất lâu năm với NH và cĩ uy tín trong thanh tốn nợ vay với NH. Do cơng ty nhận được đơn đặt hàng cĩ giá trị rất lớn trong nhiều năm liền nên khả năng sản xuất khơng đủ cần phải đầu tư. Sau khi đầu tư xây dựng thêm nhà xưởng, máy mĩc thiết bị một thời gian thì hoạt động SXKD của cơng ty khơng cịn tốt như trước, tỷ suất sinh lợi giảm. Đồng thời, một lơ hàng lớn của cơng ty khơng được khách

hàng nước ngồi thanh tốn dẫn đến cơng ty khơng cĩ tiền thanh tốn nợ đến hạn cho NH.

Nguyên nhân : vì DN được NH tín nhiệm trong quan hệ TD nên NVTD cĩ tâm lý lơi lỏng trong kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, tồn kho của DN. Số liệu kế tốn của DN khơng chính xác, phản ánh khơng trung thực cơng nợ phải trả của DN, chưa qua kiểm tốn hàng năm. NH đã tin tưởng vào mức độ kinh doanh của DN và đã bỏ qua tính cách của người đi vay (chủ DN cùng với một số trưởng phịng khai khống, nâng giá trị máy mĩc thiết bị trong quá trình đầu tư). Do đĩ, khi cơng ty khơng trả được nợ mà ban giám đốc cơng ty cịn bị liên đới trong việc kiện tụng chiếm đoạt tài sản NH.

Tĩm lại, các trường hợp khách hàng khơng trả được nợ đều do một phần nội dung thẩm định nào đĩ chưa rõ ràng. Nguyên nhân gây ra phụ thuộc nhiều vào năng lực thẩm định của NVTD. Những nhân viên làm việc lâu năm, đã phân tích nhiều báo cáo tài chính của nhiều cơng ty trong nhiều ngành nghề nên cĩ cảm nhận, đánh giá sâu sắc hơn trong khi đĩ những nhân viên mới vào nghề năng lực cịn yếu, chưa cĩ nhiều kinh nghiệm nên sẽ cĩ những đánh giá hời hợt về mức độ của khoản vay đĩ dẫn đến cĩ những đề nghị cho vay sai lầm gây rủi ro cho NH. Chính vì vậy, để khắc phục một phần những thiếu sĩt trong việc thu thập thơng tin NHNT nên xây dựng một hệ thống chấm điểm tín dụng DN nhằm định lượng rủi ro của khách hàng để hỗ trợ nhân viên trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn và ban giám đốc ra quyết định cho vay.

CHƯƠNG 3 : HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP – MỘT BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN

DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 3.1 Mục đích và cơ sở xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng

• Mục đích :

Hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp là một cơng cụ giám sát và kiểm tra tín dụng quan trọng nhằm hỗ trợ cho NH trong việc ra các quyết định tín dụng. Hệ thống này cĩ thể giúp theo dõi được những dấu hiệu rủi ro của khách hàng vay để cĩ những quyết định thích ứng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của NH. Trên cơ sở chấm điểm tín dụng, NH cĩ thể đưa ra chính sách khách hàng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh chung của NH.

• Cơ sở xây dựng :

Thứ nhất, việc xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp được thực hiện dựa trên phương pháp so sánh. Hầu như tồn bộ các động tác chấm điểm từng yếu tố trong hệ thống chấm điểm tín dụng đều được lặp đi lặp lại bằng cách so sánh các số liệu định lượng, số liệu định tính thực tế của khách hàng với các số liệu chuẩn ở trong bảng chấm điểm. Nếu các số liệu thực tế gần với số liệu chuẩn nào thì sẽ lấy thang điểm của số liệu đĩ. Với phương pháp này đã giúp cho hệ thống chấm điểm trở nên dễ hiểu và dễ sử dụng hơn.

Thứ hai, các số liệu chuẩn trong các bảng chấm điểm được đưa ra dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm phân tích đánh giá kết hợp với cơng tác thống kê của các chuyên gia tài chính về các kết quả thẩm định tín dụng các doanh nghiệp hoạt động với những qui mơ khác nhau, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh khác nhau, loại hình tổ chức khác nhau. Với một khoảng thời gian nghiên cứu lâu dài, các chuyên gia tài chính đã rút ra được những số liệu được xem là chuẩn, điển hình để từ đĩ nĩ làm cơ sở thực hiện việc so sánh, đánh giá các số liệu cần phân tích. Một điều cần lưu ý là các số liệu chuẩn này chỉ mang tính tương đối, khơng chính xác như trong tốn học và

theo thời gian khi tập hợp dữ liệu nghiên cứu đủ lớn, những số liệu kinh tế vĩ mơ thay đổi thì những số liệu này cĩ thể sẽ được thay đổi theo cho phù hợp.

Thứ ba, việc chấm điểm là một cách lượng hĩa các chỉ tiêu nhằm giúp nhân viên tín dụng cĩ thể so sánh sự khác nhau giữa các khách hàng. Mỗi tiêu chí sẽ cĩ sự phù hợp và quan trọng khác nhau đối với từng khách hàng do đĩ hệ thống sẽ áp dụng các trọng số khác nhau với từng tiêu chí. Việc đưa ra các tỷ trọng này cũng chỉ dựa vào kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu của các chuyên gia tài chính và sự lý giải phù hợp về mặt kinh tế của những chỉ tiêu này.

Cuối cùng là hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp này đã sử dụng hệ thống thang đo khoảng cách để làm cơ sở cho việc chấm điểm. Đây là loại thước đo khơng chỉ sắp xếp các yếu tố theo thứ tự mà cịn phân biệt sự sắp xếp thứ tự đĩ thành những khoảng cách bằng nhau.

3.2 Các yếu tố của hệ thống 3.2.1 Yếu tố tài chính 3.2.1 Yếu tố tài chính

Đây là một yếu tố khơng thể thiếu khi chấm điểm doanh nghiệp vì nĩ cho thấy năng lực tài chính của doanh nghiệp. Ở phần nội dung này cĩ 12 bảng chấm cho 12 nhĩm khách hàng được phân theo qui mơ (lớn, vừa, nhỏ) và nhĩm lĩnh vực hoạt động (nơng nghiệp-lâm nghiệp-thủy sản, thương mại-dịch vụ, cơng nghiệp, xây dựng). Do cĩ 4 nhĩm lĩnh vực hoạt động sẽ cĩ 4 bảng tài chính tương ứng, mỗi nhĩm lĩnh vực sẽ cĩ 3 mức độ qui mơ doanh nghiệp là lớn, trung bình và nhỏ. Trong mỗi bảng này sẽ cĩ 4 nhĩm chỉ tiêu tài chính là nhĩm chỉ tiêu thanh khoản, nhĩm chỉ tiêu hoạt động, nhĩm chỉ tiêu địn bẩy tài chính và nhĩm chỉ tiêu thu nhập.

3.2.2 Yếu tố phi tài chính

Ngồi những yếu tố tài chính thì khi đánh giá cơng ty cần phải quan tâm cả những yếu tố phi tài chính. Đĩ là những yếu tố khơng thể hiện trực tiếp bằng những

con số trong các báo cáo tài chính mà sẽ cĩ ảnh hưởng một cách gián tiếp đến các số liệu tài chính, dù ít hay nhiều. Đối với các yếu tố phi tài chính thì khơng phải phân theo qui mơ doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động bởi vì nĩ cho phép hiểu một DN đạt được kết quả tài chính, kinh doanh đĩ là tùy thuộc vào nhiều yếu tố nữa ngồi đặc điểm ngành, qui mơ DN. Cĩ nhiều nhĩm chỉ tiêu được xếp vào nhĩm các yếu tố phi tài chính như nhĩm dịng tiền, nhĩm quản lý, nhĩm uy tín trong giao dịch, nhĩm các yếu tố bên ngồi và nhĩm các yếu tố khác.

3.2.3 Yếu tố điểm số và trọng số

Trong hệ thống chấm điểm tín dụng này, phần chấm điểm tài chính gồm cĩ 4 nhĩm chỉ tiêu tài chính cơ bản. Ở từng chỉ tiêu tài chính cĩ 5 trị số được chia thành 5 cột cách nhau 20 điểm, điểm thấp nhất là 20 điểm và điểm cao nhất là 100 điểm tương ứng cho từng qui mơ doanh nghiệp trong từng bảng nhĩm lĩnh vực hoạt động (xem từ phụ lục 1 đến 4).

Giữa phần chấm điểm phi tài chính và phần chấm điểm tài chính cĩ một sự khác biệt nhỏ là thay vì trong mỗi chỉ tiêu tài chính được chia hẳn thành 5 cột với mỗi cột cĩ điểm số là 20 thì trong mỗi chỉ tiêu phi tài chính lại được chia thành 5 khoản mục và từng khoản mục lại được chia thành 5 cấp độ và điểm cho mỗi cấp độ là 4. Điểm thấp nhất của một khoản mục là 4 và cao nhất là 20. Tổng hợp điểm của 5 khoản mục này lại sẽ là điểm của từng chỉ tiêu phi tài chính, cĩ số điểm cao nhất là 100 điểm và thấp nhất là 20 điểm bằng với mức điểm cao nhất và thấp nhất của mỗi chỉ tiêu tài chính. Cĩ 5 bảng chấm điểm các yếu tố phi tài chính (xem từ phụ lục 5 đến 9).

Yếu tố tỷ trọng là yếu tố cho thấy sự khác nhau về điểm đánh giá doanh nghiệp ở mỗi loại hình hoạt động, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tài chính và phi tài chính. Ở phần chấm điểm tài chính, từng chỉ tiêu tài chính sẽ cĩ tỷ trọng khác nhau nhưng tỷ trọng này là giống nhau cho các nhĩm lĩnh vực hoạt động và qui mơ doanh nghiệp nhưng tỷ trọng các yếu tố phi tài chính lại khác nhau theo từng loại hình doanh

nghiệp. Tỷ trọng các chỉ tiêu tài chính được thể hiện ở trong các phụ lục 1 đến 4 và bảng 3.1 sẽ cho thấy tỷ trọng các chỉ tiêu phi tài chính theo từng loại hình DN.

Bảng 3.1 : Tổng hợp các yếu tố phi tài chính

STT Tỷ trọng các yếu tố phi tài chính (%) DN nhà nước DN vừa và nhỏ &DN khác DN cĩ vốn đầu tư nước ngồi

1 Dịng tiền 20 20 27

2 Quản lý 27 33 27

3 a. Quan hệ tín dụng 20 20 18 b. Quan hệ phi tín dụng 13 13 13 4 Các yếu tố bên ngồi 7 7 7 5 Các yếu tố khác 13 7 9

Tổng cộng 100 100 100

Sau khi đã xác định được điểm tài chính và điểm phi tài chính, bước cuối cùng là tổng hợp điểm của cả hai yếu tố. Một điều cần quan tâm là các chỉ tiêu tài chính được lấy từ báo cáo tài chính để tính do đĩ sẽ cĩ những báo cáo tài chính được kiểm tốn và những báo cáo tài chính chưa được kiểm tốn nên mức độ tin cậy của các yếu tố tài chính đã được kiểm tốn và chưa được kiểm tốn sẽ khác nhau và ảnh hưởng đến tỷ trọng của nhĩm các yếu tố tài chính và nhĩm các yếu tố phi tài chính đối với từng loại hình doanh nghiệp.

Bảng 3.2 : Tổng hợp các yếu tố tài chính và phi tài chính

Các yếu tố DN nhà nước

DN vừa và nhỏ &DN khác

DN cĩ vốn đầu tư nước ngồi 1 Trường hợp các thơng tin tài chính dùng để chấm điểm chưa được kiểm tốn

Chấm điểm tài chính 40% 35% 50% Chấm điểm phi tài chính 60% 65% 50% 2 Trường hợp các thơng tin tài chính dùng để chấm điểm đã được kiểm tốn

Chấm điểm tài chính 60% 55% 60% Chấm điểm phi tài chính 40% 45% 40%

3.3 Các bước chấm điểm

Cách chấm điểm các yếu tố tài chính chủ yếu dựa vào kết quả tính tốn từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất. Riêng đối với các yếu tố phi tài chính, để chấm điểm được nhân viên tín dụng trong quá trình thu thập thơng tin để phân tích tín dụng sẽ phải tìm hiểu để cĩ đánh giá, nhận xét về doanh nghiệp. Từ những số liệu đĩ, thơng tin đã cĩ bắt đầu đối chiếu từng số liệu thực tế với trị số ở từng khoản mục trong từng bảng chấm điểm.

3.3.1 Xác định lĩnh vực hoạt động

Việc xác định lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh rất quan trọng vì mỗi lĩnh vực hoạt động sẽ cĩ những thang điểm khác nhau đối với những chỉ tiêu tài chính. Trong một nền kinh tế cĩ rất nhiều ngành nghề hoạt động khác nhau nhưng nhìn chung các ngành nghề này tương tự nhau về tính chất hoạt động nên được sắp xếp thành những nhĩm lĩnh vực hoạt động. Cĩ 4 nhĩm lĩnh vực hoạt động chính là :

- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ; - Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơng nghiệp;

- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng;

- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nơng, lâm, ngư nghiệp (xem phụ lục 10). Tuy nhiên, trong thực tế khơng phải doanh nghiệp nào cũng chỉ hoạt động trong một lĩnh vực duy nhất mà là rất nhiều sẽ gây khĩ khăn khi xác định lĩnh vực hoạt động. Chính vì vậy, để dễ dàng hơn trong bước này, lĩnh vực được chọn để chấm điểm sẽ là lĩnh vực hoạt động SXKD chính tức là lĩnh vực cĩ tỷ trọng doanh thu lớn nhất hoặc chiếm trên 40%.

3.3.2 Xác định qui mơ doanh nghiệp

Qui mơ doanh nghiệp được xác định dựa vào qui mơ về vốn kinh doanh trong bảng cân đối kế tốn, số lao động bình quân trong năm, doanh thu thuần của năm tài chính liền kề trước đĩ và nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước là số thuế phải nộp luỹ kế trong năm. Ở từng tiêu chí tiến hành so sánh các số liệu thực tế của doanh nghiệp với trị số trong bảng chấm điểm, số liệu thực tế nằm trong khoảng nào thì lấy điểm của trị số đĩ.

Bảng 3.3 : Chấm điểm các tiêu chí phản ánh qui mơ doanh nghiệp

STT Tiêu chí Nội dung Điểm

1 Vốn Hơn 50 tỷ đồng 30 Từ 40 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng 25 Từ 30 tỷ đồng đến 40 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đồng đến 30 tỷ đồng 15 Từ 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng 10 Dưới 10 tỷ đồng 5 2 Lao động Hơn 1.500 người 15 Từ 1.000 đến 1.500 người 12 Từ 500 đến 1.000 người 9 Từ 100 đến 500 người 6 Từ 50 đến 100 người 3

Một phần của tài liệu Hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp – một biện pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)