Nhận xét: Qua bảng phân tích biến động các chỉ tiêu trên BCKQKD cho thấy doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 71%. Giá vốn tăng 76% nhưng lợi nhuận gộp của Công ty vẫn tăng 58%. Kết hợp với quá trình phỏng vấn và kiểm tra các chính sách ở trên, KTV đánh giá việc tăng doanh thu là do năm 2007, Công ty ABC tiến hành hoạt động bắt đầu từ tháng 5, do dó doanh thu năm 2008 tăng rất nhiều so với năm 2007. Bên canh đó, doanh thu tăng nhanh là do Công ty mở rộng thi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phân tích tỷ suất
Bảng2.4 Một số tỷ suất của Công ty ABC
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch
1. Tỷ suất khả năng thanh toán
a.TSLĐ/ Tổng nợ ngắn hạn 5,1 6,6 1,5
b.Tiền/ Tổng nợ ngắn hạn 1,4 1,2 0,2
2.Tỷ suất nợ
a.Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn 31% 34% -3%
b.NVCSH/ Tổng nguồn vốn 72% 68% 4%
3. Tỷ suất khả năng sinh lời
a. Tổng LN trước thuế/ DTT 17,8% 8,9% 8,9%
b.Tổng LN trước thuế/ GV 32,7% 20,3% 12,4%
( Trích: Phòng đầu tư nước ngoài AASC; File kiểm toán của Công ty ABC)
Nhận xét: Qua bảng phân tích trên, KTV nhận thấy hoạt động kinh doanh của Công ty rất hiệu quả. Quá trình phân tích đó KTV cũng không thấy dấu hiệu bất thường cho khoản mục nào. Vì vậy, KTV tập trung kiểm tra chi tiết tất cả các khoản mục.
d) Áp dụng kỹ thuật tính toán trong việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toántoán toán
Việc đánh giá mức trọng yếu và rủi ro cũng là một bước quan trọng giúp thu thập số lượng bằng chứng thích hợp cho cuộc kiểm toán, vừa giảm thiểu rủi ro, vừa
tiết kiệm chi phí kiểm toán mà vẫn đạt được hiệu quả cao.
Trong bước này KTV chủ yếu sử dụng kỹ thuật tính toán và dựa trên sự xét đoán mang tính nghề nghiệp.
Mức trọng yếu tối thiểu được xác định bằng cách: 4%*Số tiền các từng khoản mục trên BCTC.
Mức trọng yếu tối đa được xác định bằng cách: 8%*Số tiền các từng khoản mục trên BCTC.
Đối với khách hàng thường xuyên là Công ty ABC, KTV tiến hành đánh giá mức trọng yếu ban đầu như sau:
Bảng2.5 : Bảng tính mức trọng yếu tại Công ty ABC
Chỉ tiêu Số tiền trên
BCTC
Mức trọng yếu ban đầu
Mức trọng yếu tối thiểu Mức trọng yêu tối đa % Mức trọng yếu % Mức trọng yếu Lợi nhuận thuần
trước thuế 7.378.588.846 4 295.143.553 8 590.287.107 Doanh thu 41.997.435.359 0,4 167.989.741 0,8 335.979.482 Tài sản lưu động 75.766.500.101 1 757.665.001 2 1.515.330.002 Nợ ngắn hạn 12.501.696.067 1 125.017.960 2 250.033.934 Tổng tài sản 337.854.965.111 0,5 1.689.274.627 1 3.378.549.651 Mức ước lượng 125.016.964 250.033.929 Lựa chọn mức trọng yếu 125.016.964
( Trích: Phòng đầu tư nước ngoài AASC; File kiểm toán của Công ty ABC)
KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC. Rất khó dự đoán được các tài khoản nào có khả năng sai phạm, do vậy việc phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục là việc xét đoán nghề nghiệp rất khó. Việc phân bổ này nhằm giúp KTV xác định mẫu các bằng chứng cần thu thập cho các tài khoản kiểm toán nhằm giảm chi phí kiểm toán tới mức thấp nhất có thể.
Do chi phí thu thập bằng chứng về hàng tồn kho cao hơn công nợ, và chi phí thu thập về công nợ lại cao hơn các tài khoản khác. Vì vậy, KTV của AASC thường phân bổ theo tỷ lệ: hàng tồn kho hệ số 3, công nợ hệ số 2, các tài khoản khác hệ số 1
Bảng 2.6: Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục
Khoản mục
Sai số có thể chấp nhận được Báo cáo thừa Báo cáo thiếu
Hệ số phân bổ
Số dư 31/12/2008 Số dư phân bổ
Tiền 1.076.196 1.076.196 1 9.281.363.133 9.281.363.133 Khoản phải thu 3.136.947 3.136.947 2 13.526.892.501 27.053.785.001 Hàn tồn kho 17.006.445 17.006.445 3 48.889.211.601 146.667.634.801 TSLĐ khác 943.628 943.628 2 4.069.033.325 8.138.066.653 TSCĐ và ĐTDH 60.779.501 60.779.501 1 262.088.465.213 262.088.465.213 Nợ ngắn hạn 4.348.799 4.348.799 2 12.501.696.028 25.003.392.056 Nợ dài hạn 5.437.522 5.437.522 1 46.894.478.197 46.894.478.197 Nguồn vốn, quỹ 32.287.925 32.287.925 1 278.458.791.113 278.458.791.113 Cộng 125.016.964 125.016.964 803.585.976.111
( Trích: Phòng đầu tư nước ngoài AASC; File kiểm toán của Công ty ABC)
Kết thúc giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV tổng hợp các bằng chứng kiểm toán thu thập được, dựa vào đó xác định mức trọng yếu và rủi ro cho từng khoản mục, từ đó dự kiến mức độ thực hiện, nội dung của cuộc kiểm toán.
Đối với Công ty ABC, KTV ước lượng ban đầu về mức trọng yếu từ 125.016.964 đến 250.033.929, nếu sai số kết hợp nhỏ hơn 125.016.964 thì BCTC được coi là trung thực hợp lý, nếu sai số kết hợp lớn hơn thì BCTC không được coi là trung thực, hợp lý. Còn việc đánh giá rủi ro chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của KTV, KTV đánh giá đồng thời rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để xác định rủi ro phát hiện có thể chấp nhận ở mức nào.
Thông qua việc tìm hiểu các thông tin cơ sở và nghĩa vụ pháp lý của Công ty ABC thì KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng là cao đối với tất cả các khoản mục trên
BCTC. Đối với việc đánh giá rủi ro tiềm tàng với các tài khoản, KTV chủ yếu dựa vào các thủ tục đánh giá hệ thống KSNB đang tiến hành kiểm toán và những thay đối lớn trong hệ thống này so với năm trước. Do vậy rủi ro kiểm soát tất cả các khoản mục được KTV đều đánh giá ở mức thấp.
Dựa vào kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở trên, rủi ro kiểm toán đối với các khoản mục được đánh giá ở mức chấp nhận được. Vì vậy, KTV phải tiến hành kiểm tra chi tiết hơn đối với số dư các khoản mục.
2.2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty XYZ
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty XYZ, KTV cũng thực hiện theo các bước như đối với Công ty ABC.
a)Thu thập thông tin cơ sở và địa vị pháp lý của khách hàng.
Phỏng vấn
Trong buổi phỏng vấn KTV luôn tạo không khí thoải mái,sử dụng những câu hỏi “đóng”, câu hỏi “mở”để làm rõ thêm và xác nhận thông tin. Công ty XYZ là khách hàng năm đầu tiên của AASC, cho nên các KTV tiến hành xây dựng từ trước các câu hỏi. Chủ yếu sử dụng các câu hỏi “mở”.Sau khi đặt câu hỏi, KTV lắng nghe câu trả lời và chủ động ghi chép vào giấy tờ làm việc những thông tin thu được phục vụ cho việc tổng hợp và phân tích. Nếu phát hiện sự không nhất quán trong câu trả lời của Ban Giám đốc khách hàng hoặc các nhân viên khác, KTV sẽ đặt câu hỏi “đóng” nhằm tìm hiểu kỹ hơn và phát hiện những vấn đề sai phạm. KTV luôn thận trọng trong việc đặt câu hỏi, tranh đặt những câu hỏi không rõ ý, làm ảnh hưởng đến việc xác định bằng chứng kiểm toán cần thu thập.
Trong quá trình phỏng vấn, KTV cũng yêu cầu Ban Giám đốc cung cấp các thông tin liên quan đến quan đến quá trình thành lập và hoạt động của Công ty khách hàng.
Các thông tin KTV thu thập được khi phỏng vấn Ban Giám đốc: - Hình thức sở hữu vốn:
Công ty XYZ là công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập bởi DEF (Công ty hoạt động theo luật pháp Hàn Quốc) theo giấy chứng nhận đầu tư số 031043000231 ngày 19/05/2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà
Nội). Thời gian hoạt động của Công ty là 50 năm kể từ ngày 19/05/2008
Theo giấy chứng nhận đầu tư ngành nghề kinh của Công ty là sản xuất gia công các mặt hàng linh kiện xe máy.
- Chế độ và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty:
Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính.
Kỳ kế toán đầu tiên của Công ty bắt đầu nhận giấy phép đầu tư ngày 19/05/2008 đến ngày 31/12/2008
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán đồng Việt Nam (VNĐ) - Ban giám đốc và hội đồng quản trị”
Ông A: Tổng giám đốc/Chủ tịch - Các ngân hàng giao dịch
Ngân hàng Vietcombank Ngân hàng Công thương VN
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu bán hàng được ghi nhận đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
• Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng
hóa đã được chuyển giao cho người mua;
• Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng
hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
• Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
• Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích từ giao dịch bán hàng
• Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Kiểm tra tài liệu
Kỹ thuật phỏng vấn chủ yếu giúp KTV tiếp xúc làm quen với Ban Giám đốc khách hàng và nắm bắt được một cách khái quát tình hình chung của đơn vị. Vì vậy, KTV tiến hành thu thập thêm tài liệu đề làm căn cứ cho các câu trả lời mà khách hàng đưa ra.
Công ty XYZ là khách hàng mới, để tiến hành thu thập thông tin cơ cở và địa vị pháp lý của khách hàng KTV AASC cần thu thập và kiểm tra các tài liệu sau:
- Các tài liệu về thông tin chung: Thông tin cơ bản về khách hàng, sơ đồ tổ
chức chung, ban lãnh đạo, quá trình phát triển, các đối tác thường xuyên, các khoản đầu tư ra bên ngoài.
- Các tài liệu pháp luật: Điều lệ Công ty, Giấy phép thành lập, đăng ký hoạt
động kinh doanh, hợp đồng liên doanh, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo, nhiêm kỳ lãnh đạo, theo dõi thay đối ngành nghề kinh doanh, theo dõi vốn kinh doanh và thay đổi vốn kinh doanh.
- Các tài liệu về thuế: Quyết toán thuế hàng năm, biên bản kiểm tra thuế, các
văn bản có liên quan đến yếu tố và đặc điểm riêng của doanh nghiệp trong tính thuế. - Các tài liệu nhân sự: Thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, các quy trình về quản lý và sử dụng quỹ lương, tóm tắt các quy định trong điều lệ, biên bản đại hội công nhân viên chức, hội đồng quản trị có liên quan đến nhân sự, biên bản các cuộc kiểm tra về nhân sự trong doanh nghiệp.
- Các tài liệu kế toán: Chế độ chính sách kế toán áp dụng trong doanh nghiệp,
Báo cáo kiểm toán, BCTC, thư quản lý,
- Các tài liệu về hợp đồng: Hợp đồng kiểm toán, hợp đồng thuê mướn dịch vụ,
hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tín dụng, các hợp đồng khác.