II. THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐỌAN 2005
2. Thực trạng hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005 – 2009.
2.1 Tình hình bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.
Bảng 02: Các số liệu về TM – DV của Tỉnh
(Nguồn Sở Công Thương Đồng Nai)
Bảng 03: Tổng sản phẩm TM – DV tỉnh Đồng Nai (theo giá thực tế - triệu đồng)
0 5000000 10000000 2005 2006 2007 2008 2009 4401691 5020050 5864915 6880021 7702000 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng SP TM -DV theo giá thực tế ( triệu đồng ) 4401691 5020050 5864915 6880021 7702000 Chỉ số PT (%) 113,33 114,04 116,85 117,31 118,1 Năng suất LĐ (triệu đồng/người) 20,23 18,36 20,45 26,26 28,3
Bảng 04: Chỉ số phát triển ngành TM – DV tỉnh Đồng Nai 113,33% 114,04% 116,85% 117,31% 118,10% 110,00% 112,00% 114,00% 116,00% 118,00% 120,00% 2005 2006 2007 2008 2009
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Đồng Nai)
Cơ cấu kinh tế thương mại dịch vụ tiếp tục dịch chuyển theo hướng tích cực tăng từ 31,5% năm 2008 lên 32,8% năm 2009, vượt mục tiêu Nghị quyết (32,5%).
Tổng số lao động trong ngành dịch vụ năm 2009 366.296 người, tăng 4,1% so cùng kỳ năm 2008 và tăng 15% so kế hoạch năm 2009.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụtrên địa bàn năm 2009 đạt 45.453 tỷ đồng, tăng 20,5% so cùng kỳ và đạt 100% kế hoạch. Trong
đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt 3.355 tỷ đồng, tăng 6,7% so cùng kỳ, đạt 88% kế
hoạch; khu vực ngoài quốc doanh đạt 39.643 tỷ đồng, tăng 22,2% so cùng kỳ và đạt 101% kế hoạch; khu vực đầu tư nước ngoài đạt 2.455 tỷ đồng, tăng 14,8% so cùng kỳ và đạt 98,4% kế hoạch.
Tổng mức bán lẽ hàng hóa theo ngành kinh doanh: Ngành thương nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, tăng 20,18%; ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn thứ 2, tăng 20%, tiếp đến là ngành khách sạn – nhà hàng, tăng 25%; ngành du lịch lữ hành chiếm tỷ trọng thấp nhất, tăng 21,83% so với cùng kỳ.
Bảng 05: Tổng mức bán lẽ hàng hóa, dịch vụ. (Đơn vị: tỷ đồng) 0 20.000 40.000 60.000 2005 2006 2007 2008 2009 17.364 21.158 26.421,69 35.498,71 45.453
Bảng 06: Chỉ số bán lẽ hàng hóa, dịch vụ. 109,17 112,79 111,45 119,69 106,57 113,09 144,54 131,44 106 170,26 100,83 101,44 99,9 105,65 113,68 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2005 2006 2007 2008 2009 HÀNG HÒA & DỊCH VỤ VÀNG USĐ
(Nguồn: Tổng cục thống kê Đồng Nai)
Về cơ cấu tổng mức bán lẻ trên địa bàn đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thương nghiệp ngoài quốc doanh, giảm dần tỷ trọng thương nghiệp quốc doanh và đầu tư nước ngoài. Năm 2009, cơ cấu tương ứng của 3 thành phần này là 87,2% - 7,4% - 5,4%. Nguyên nhân là do thương nghiệp ngoài quốc doanh với cơ cấu lớn, luôn năng động nhạy bén trong cơ chế thị trường, nắm bắt và cung cấp đầy đủ các loại hàng hóa, dịch vụ đa dạng về mẫu mã, chủng loại nên tăng trưởng hằng năm đều tăng cao.
+ Tổng mức bán lẻ của thương nghiệp quốc doanh đạt 3.601 tỷ đồng, tăng 13,7% so năm 2008. Bình quân giai đoạn 2006- 2009 tăng 18,1%/năm. Tỷ trọng thương nghiệp quốc doanh trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ có xu hướng giảm dần. Đây cũng là kết quả tất yếu trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Khi mà sự yêu cầu giảm bớt sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế được đặt lên hàng đầu, nhằm đảm bảo các thành phần kinh tế công bằng hơn trong các hoạt động kinh tế trên thị trường.
+ Tổng mức bán lẻ của thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt 38.247 tỷ đồng, tăng 26% so năm 2008. Bình quân giai đoạn 2006- 2009 tăng 28,09%/năm. Tỷ trọng thương nghiệp ngoài quốc doanh trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ khá cao và có xu hướng ngày càng tăng. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 840 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại với nguồn vốn 1.572.155 triệu đồng.
Đồng Nai đã được chuyển đổi theo mô hình mới và đi vào hoạt động có hiệu quả. Năm 2005, trên địa bàn tỉnh có 15 HTX thương mại dịch vụ hoạt động theo mô hình mới với tổng số xã viên là 720 người, vốn xã viên góp 1.980 triệu đồng và sử dụng được gần 300 lao động, tập trung kinh doanh các hàng hoá, DV tiêu dùng thiết yếu. Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 40 HTX thương mại dịch vụ với tổng số vốn 19.039,6 triệu đồng, thu hút khoảng 620 lao động. Hệ thống HTX thương mại dịch vụ góp phần hình thành mối liên kết kinh tế giữa thị trường đô thị và thị trường nông thôn, giữa người sản xuất và người tiêu dùng. HTX là một hình thức được Đảng và nhà nước ta quan tâm và ưu tiên khuyến khích phát triển. Vì vậy, các loại hình kinh doanh thương mại HTX ngày càng tăng về số lượng cũng như chất lượng hoạt động. Đảm bảo nâng cao mức sống của xã viên và nhân dân lao động.
Năm 2008 có 86.000 hộ kinh doanh cá thể với tổng số trên 160.000 lao động; tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng không ngừng qua các năm. Năm 2008 đạt trên 36.000 tỷ đồng, tăng gấp hơn 75 lần so với năm 1990.
+ Tổng mức bán lẻ của thương nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.737 tỷ đồng, tăng 27,48% so năm 2008. Bình quân giai đoạn 2006- 2009 tăng 20,37%/năm. Nổi bật ở khu vực kinh tế này là TTTM BigC có qui mô mua sắm lớn nhất cả tỉnh, với chiến lược kinh doanh năng động, nắm bắt rõ nhu cầu thị trường, chấp nhận cạnh tranh, luôn có những hình thức quảng cáo, khuyến mại hấp dẫn đến từng hộ gia đình vào các dịp lễ, tết nên thu hút khá đông khách hàng đến tham quan, mua sắm. Đây là một thành phần đã và đang phát triển nhanh. Từ đầu năm 2009, nước ta mở cửa tự do cho thị trường bán lẻ quốc tế vào nước ta thì việc số lượng các doanh nghiệp kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài ở Đồng Nai có xu hướng tăng mạnh là tất yếu. Đã góp phần nâng cao khả năng cung ứng cho thị trường bán lẻ trong tỉnh, khuyến khích các thành phần kinh tế khác đổi mới, phát triển để đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Bảng 07: Tình hình đầu tư vốn Nước ngoài tại Đồng Nai giai đoạn 1988 – 2008.
Đầu tư TTNN
(tri ệu USD) Số DA
Tồng vốn đăng ký Vốn pháp định Vốn thực hiện Từ 1988-2008 39 10888,7 8837,60 8538,30
Bảng 08: Cơ cấu tổng mức bán lẽ hàng hóa và DV. 81,83 % 10,66 % 7,51% 2005
KT Ngoài QD THƯƠNG NGHIỆP QD
87,20% %
7,40% 5,40%
2009