Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thương mạivà phát triển thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thực trạng(2005 – 2009) và giải pháp định hướng (2010 – 2015) (Trang 58 - 60)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIA

2.4.Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thương mạivà phát triển thương mại điện tử.

2. Hệ thống giải pháp để nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

2.4.Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thương mạivà phát triển thương mại điện tử.

phát triển thương mại điện tử.

Hoạt động xúc tiến thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động thương mại, cần được triển khai thường xuyên, có tính cập nhật kịp thời, chính xác với các nội dung:

 Tổ chức mở rộng các dịch vụ tư vấn để giúp các cơ sở công nghiệp và thương mại có định hướng sản xuất, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh. Cần coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi phát triển hoạt động triển lãm, hội chợ, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm của địa phương, nhanh chóng triển khai dự án xây dựng Trung tâm hội chợ, triển lãm, sàn giao dịch điện tử, showroom của tỉnh.

 Tăng cường hơn nữa công tác thông tin về thị trường, đẩy mạnh hoạt động XTTM, tăng cường công tác thu thập và phổ biến thông tin cũng như công tác dự báo để hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh định hướng phát triển kinh doanh.

 Theo dõi phát hiện kịp thời các biến động trên thị trường trong tỉnh và các thị trường liên quan, đề có các chính sách, giải pháp kịp thời, hợp lý nhằm ngăn chặn biến động bất lợi, nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển sản xuất.

Thông tin về định hướng phát triển kinh tế - xã hội, thương mại của tỉnh để giới thiệu cho các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư trong nước (các trung tâm kinh tế lớn trong nước) về tiềm năng, điều kiện cơ sở hạ tầng, danh mục các công trình ưu tiên đầu tư và các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh. Thông tin về chủ trương, chính sách của Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ, Ngành khác có

liên quan đến thị trường và hoạt động thương mại trong tỉnh.

Thông tin về khả năng sản xuất, nhu cầu tiêu thụ, giá cả các mặt hàng chủ yếu ở từng thời điểm trên các khu vực thị trường.

Thông tin về hội nhập quốc tế, chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa của một số nước và tổ chức quốc tế, tiến trình tham gia các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực, quá trình đàm phán ký kết các hiệp định thương mại, giảm thuế,...

Để thực hiện tốt công tác thông tin thương mại cần có các biện pháp sau:

- Hoàn thiện mạng lưới văn phòng, chi nhánh thương mại của tỉnh trên các địa bàn, thị trường trọng điểm.

- Có chính sách ưu đãi thỏa đáng với những người cung cấp thông tin liên quan đến thương mại có giá trị.

- Đầu tư thỏa đáng cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hiện đại để thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối thông tin đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác.

- Đào tạo lực lượng cán bộ thành thạo nghiệp vụ thu thập, xử lý và đủ năng lực tư vấn về chiến lược thị trường, chính sách mặt hàng, …

- Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong tỉnh đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại như: tổ chức hoặc tham gia hội chợ triển lãm thương mại ở trong nước và nước ngoài; tổ chức quảng cáo hàng hóa. Khuyến khích xuất bản và phát hành các ấn phẩm hoặc đưa lên mạng về danh mục, mẫu mã, chủng loại mặt hàng có thế mạnh của Đồng Nai. Tổ chức thực hiện tốt các chương trình quốc gia về xúc tiến thương mại như các chương trình “Người việt dùng hàng việt”, “Hàng việt về nông thôn”,..

Các biện pháp thực hiện xúc tiến thương mại

Một là, đổi mới cơ chế chính sách, trước hết về tài chính, vừa huy động

Hai là, hoàn thiện hệ thống xúc tiến thương mại, tạo ra sự liên kết, phối hợp giữa các tổ chức xúc tiến thương mại của các địa phương, các ngành hàng, vừa bảo đảm hài hòa lợi ích của mỗi tổ chức, vừa phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống. Ban hành văn bản pháp lý quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bộ máy của tổ chức xúc tiến thương mại địa phương.

Ba là, trên cơ sở khảo sát tổng thể hiện trạng về cơ sở hạ tầng cho xúc

tiến thương mại, điều tra, khảo sát và xây dựng các dự án hài hòa trong quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của toàn quốc cũng như của tỉnh. Xây dựng các Trung tâm Hội chợ triển lãm, Trung tâm tổ chức hội nghị và sự kiện, sàn giao dịch..., ngang tầm khu vực và thế giới.

Bốn là, tăng cường việc đào tạo với nhiều hình thức, bằng nhiều nguồn

vốn nhằm nâng cao năng lực XTTM cho cán bộ các cơ quan XTTM địa phương, các hiệp hội ngành hàng; tăng cường kỹ năng tiếp thị, bán hàng của doanh nghiệp.

Năm là,ứng dụng công nghệ điện tử, tăng cường năng lực khai thác, tiếp

nhận, phân tích, xử lý, dự báo thông tin trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông, nhất là ở sở Công Thương, các tổ chức XTTM, các hiệp hội ngành hàng.

Sáu là, xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp nhằm góp phần nâng cao

năng lực sản xuất hàng hóa chất lượng tốt, hợp thị hiếu, giá cả hợp lý làm phong phú quỹ hàng hóa, kích thích người tiêu dùng.

Bảy là, tuyên truyền, nâng cao khả năng của người tiêu dùng nhận biết

về chất lượng, công năng hàng hóa để thúc đẩy các nhà sản xuất cải tiến mẫu mã, bảo đảm vệ sinh an toàn, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh.

Xây dựng mô hình xã điện tử: Trước mắt lựa chọn một số xã vùng sản xuất tập trung hàng nông sản để trang bị mỗi xã một trung tâm truy cập internet; thông qua trung tâm này người dân có thể nắm bắt được thông tin về quy trình sản xuất, sản phẩm, yêu cầu về chất lượng … thông tin về thị trường…thông tin về pháp luật… từ đó định hướng được sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá, hoạt động thương mại và ổn định thị trường.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thực trạng(2005 – 2009) và giải pháp định hướng (2010 – 2015) (Trang 58 - 60)