Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, quản lý thị trường.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thực trạng(2005 – 2009) và giải pháp định hướng (2010 – 2015) (Trang 60 - 63)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIA

2. Hệ thống giải pháp để nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

2.5. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, quản lý thị trường.

Thanh tra, kiểm tra là một công cụ quan trọng của nhà nước để đảm bảo các chính sách quy định của pháp luật nhà nước về kinh tế nói chung và về hoạt động thương mại nội địa nói riêng được đảm bảo tuân thủ và thực hiện.

Các hoạt động thương mại trong tỉnh được tổ chức hoạt động ngày càng phong phú, đa dạng. đi kèm theo đó là những khó khăn trong công tác quản lý và đặc biệt là công tác QLNN về thị trường với các hoạt động vi phạm như về giá cả, chất lượng hàng hóa, hàng gian, hàng giả, các điều kiện về hoạt động kinh doanh,…

Vì vậy, để đảm bảo các thành phần kinh tế hoạt động bình đẳng, lành mạnh thì cần việc thanh tra kiểm tra cần có một số giải pháp sau:

 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra, kiểm tra. Quy định rỏ chức năng nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra thị trường.

 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý và các thanh tra viên.

 Phối hợp tốt giữa các cơ quan như Thanh tra sở Công Thương, Chi cục quản lý thị trường và cơ quan công an để thực hiện tốt việc kiểm tra các hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn.

 Có các chế tài phù hợp để đủ sức răn đe.

 Và có các chính sách biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt.

LỜI KẾT

Trong những năm qua, cùng với hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường đầu tư, thương mại trong nước phát triển đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng GDP. Nhiều năm liền, thương mại nội địa có tốc độ tăng trưởng cao gấp 1,5 đến 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội và qui mô của thị trường nội địa tăng liên tục.

Là một trong những tỉnh trọng điểm về phát triển công nghiệp của khu vực Đông Nam Bộ và cả nước, nền kinh tế Đồng Nai đã thu hút ngày càng nhiều lao động cùng với sự tăng lên của nhu cầu về thương mại và dịch vụ. Cơ cấu ngành dịch vụ đã có những chuyển biến tích cực, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Tuy nhiên cũng giống như tình trạng chung của các Doanh nghiệp Việt Nam, phân phối hàng hóa trong Tỉnh còn nhiều điểm yếu kém hơn các Doanh nghiệp nước ngoài nên việc phân phối hàng hoá nội địa, phát triển thị trường thương mại nội địa còn gặp nhiều bất cập. Sự yếu kém trong tổ chức, quản lý, phương thức hoạt động, tính liên kết, khả năng cạnh tranh, không chuyên nghiệp… tất cả những điều trên đã khiến các doanh nghiệp và thị trường thương mại nội địa của Đồng Nai luôn cần có sự quản lý hiệu quả và hỗ trợ từ bộ máy nhà nước hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm, để duy trì tăng trưởng, cần có các giải pháp, chính sách tăng cường đầu tư, mở rộng qui mô, dung lượng thị trường nội địa, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước, bù đắp sự sụt giảm của xuất khẩu. Mà các chính sách trên đều liên quan trước hết đến các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thương mại nội địa từ giải pháp cho bộ máy, con người và pháp luật… Do vậy, Bộ Thương mại đã xác định tổ chức lại thương mại nội địa, theo 2 hướng: xây dựng các nhà phân phối gắn với địa bàn cụ thể và xây dựng các nhà phân phối có tính hệ thống, dựa trên các mối liên kết trong quá trình lưu thông và giữa lưu thông với sản xuất tiêu dùng. Trong đó có hệ thống phân phối chuyên ngành như xăng dầu, xi măng, sắt thép, phân bón... và hệ thống phân phối đa

ngành như các trung tâm bán buôn hoặc chuỗi cửa hàng bán lẻ,...

Thứ hai, hoàn chỉnh môi trường pháp lý để quản lý và điều tiết vĩ mô về thương mại nội địa, bảo đảm thị trường phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Bên cạnh đó, Bộ Thương mại đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về một số chính sách hỗ trợ khuyến khích cho các nhà phân phối trọng điểm.

Cùng với sự hỗ trợ, khuyến khích giúp đỡ từ phía nhà nước, đòi hỏi các nhà phân phối nội địa trong tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung cần cố gắng, quyết liệt hơn nữa trong việc chiếm lĩnh thị trường. Cần nhận thấy rằng, để phát triển Thương mại trong nước và thúc đẩy nền kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng thương mại dịch vụ là sự nỗ lực chung từ phía chính sách của Đảng, Nhà nước, hiệu quả quản lý của bộ máy, sự lớn mạnh của các doanh nghiệp và sự khuyến khích hàng trong nước từ phía người dân. Kết hợp được các lực lượng này, bộ máy quản lý nhà nước về thương mại nội địa mới thực làm tốt được vai trò của mình và tạo môi trường cho thương mại nội địa. Từ đó đóng góp quan trọng vào sự phát triển KT - XH, thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hòa - hiện đại hóa, hoàn thành mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thực trạng(2005 – 2009) và giải pháp định hướng (2010 – 2015) (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)