Hỗ trợ hoạt động thương nhân

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thực trạng(2005 – 2009) và giải pháp định hướng (2010 – 2015) (Trang 50 - 52)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIA

2.3.2.Hỗ trợ hoạt động thương nhân

2. Hệ thống giải pháp để nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

2.3.2.Hỗ trợ hoạt động thương nhân

- Sự nhất quán trong chính sách của Đảng, Nhà nước về việc tồn tại lâu dài các thành phần kinh tế, trong đó có thành phần kinh tế tư bản, tư nhân là một điều kiện cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy thành phần kinh tề này phát triển.

Cần tiếp tục khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho thành phần kinh tế này phát triển theo định hướng, có sự hợp tác, liên doanh liên kết với doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức đại lý, sở hữu hỗn hợp hoặc liên doanh, liên kết nhằm phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, tạo nội lực cho các doanh nghiệp thương mại phát triển, mở rộng thị trường hàng hóa và dịch vụ.

- Cải thiện môi trường kinh doanh như giải quyết vốn, mặt bằng, lao động, xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng thông tin… Tạo môi trường kinh doanh thông thoáng và bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn. Có định hướng phát triển và hướng dẫn các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể hoạt động đúng pháp luật, đúng chủ trương, chính sách và định hướng phát triển của tỉnh.

- Đơn giản hóa các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh doanh theo hướng một cửa, đơn giản, thuận lợi.

- Hoàn thiện và đổi mới chế độ thuế theo hướng dễ tính, không trùng lắp, thuế suất hợp lý có ưu đãi, bảo hộ đối với các mặt hàng nông sản nhạy cảm.

- Nhà nước có chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.

- Thực hiện công tác quản lý sau giấy phép, khuyến khích kinh tế tư nhân hợp tác, liên kết, hình thành các công ty lớn, các tập đoàn kinh tế, để phát huy có hiệu quả các nguồn lực kinh tế tư nhân.

- Hình thành và phát triển một số công ty mạnh theo mô hình công ty mẹ - công ty con, kinh doanh hàng hóa chuyên ngành hoặc tổng hợp, có đủ sức cạnh tranh và điều kiện để hợp tác hiệu quả với các tập đoàn, công ty phân phối nước ngoài.

Việc hỗ trợ cho thương nhân có thể được tập trung trong một số lĩnh vực sau đây:

+ Hình thành tổ chức: Tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước trong việc đăng ký kinh doanh, để bảo đảm cơ sở pháp lý trong đầu tư;

+ Cung cấp thông tin: Công bố rộng rãi thông tin về các chương trình dự án, các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển cho nhân dân biết.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư về các thủ tục đất đai, giới thiệu địa điểm, thành lập doanh nghiệp, cấp phép, chính sách thuế-tài chính, quản lý sau cấp phép.

+ Khuyến khích các đơn vị sản xuất, kinh doanh mạnh dạn đầu tư vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh. Đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế liên kết, hợp tác với nhau trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.

+ Tổ chức thực hiện các chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.

+ Thành lập các quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, lập quy hoạch chi tiết theo phân kỳ ưu tiên đầu tư từng dự án cụ thể và hỗ trợ cho các dự án cần ưu đãi.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thực trạng(2005 – 2009) và giải pháp định hướng (2010 – 2015) (Trang 50 - 52)