Hoàn thiện và đổi mới nội dung quản lý nhà nước về thị trường và hoạt động thương mại.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thực trạng(2005 – 2009) và giải pháp định hướng (2010 – 2015) (Trang 48 - 49)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIA

2. Hệ thống giải pháp để nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

2.2. Hoàn thiện và đổi mới nội dung quản lý nhà nước về thị trường và hoạt động thương mại.

hoạt động thương mại.

Để phát huy mọi tiềm năng về sản xuất và lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh thì trước hết phải củng cố, hoàn thiện tổ chức QLNN về thương mại và thị trường. Các hoạt động cụ thể cần giải quyết là:

- Tạo ra sự thông thoáng, thuận lợi cho thương nhân, nhằm huy động được các nguồn lực đầu tư phát triển.

- Việc hoàn thiện và đổi mới nội dung QLNN đối với thị trường và hoạt động thương mại là nội dung trong tổng thể CCHC của Chính phủ và việc chủ động, thực hiện nghiêm túc của các địa phương, các ngành. Tích cực hoàn chỉnh hệ thống pháp luật phù hợp chủ trương, đường lối của Đảng và phù hợp thông lệ quốc tế mà nước ta đã, sẽ cam kết tham gia, ký kết; tạo ra sự thống nhất trong quản lý nhằm thực hiện chức năng định hướng thị trường, đảm bảo mọi điều kiện cho kinh doanh phát triển và phát triển lành mạnh, có trật tự, kỷ cương.

- Đào tạo, đào tạo lại, đào tạo bổ sung một đội ngũ CBCC có đủ trình độ, năng lực và có tâm trong sáng để thực thi nhiệm vụ. Sắp xếp và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ QLNN tại văn phòng Sở Công Thương. Tổ chức và hoàn thiện bộ máy quản lý thương mại ở các huyện, thị, thành phố, các xã, phường, thị trấn theo Nghị định 114/2003/NĐ-CP của Chính phủ.

- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ chuyên môn có năng lực cho Trung tâm Xúc tiến Thương mại thuộc Sở Công Thương nhằm nâng cao hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh trong các năm tới. Xây dựng hệ thống thu thập thông tin thương mại và thị trường.

- Củng cố hoạt động của lực lượng quản lý thị trường, công tác bồi dưỡng lý luận, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn và luật pháp để nâng cao đạo đức, năng lực của đội ngũ này, tổ chức phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành trong tỉnh, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm khắc phục những sơ hở trong công tác QLNN.

- Hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Đồng Nai đến năm 2015.

- Tổ chức hướng dẫn, triển khai tốt Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu và các luật khác có liên quan; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra.

- Tăng cường nâng cấp hệ thống thông tin quản lý xuyên suốt từ cấp tỉnh về cấp huyện, từ cấp huyện đến cơ sở.

- Kiện toàn bộ máy QLNN về thương mại có sự phân cấp trách nhiệm rõ ràng, bảo đảm các nguyên tắc:

+ Tập trung dân chủ kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ.

+ Thực hiện cải cách TTHC theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, tạo điều kiện cho thương nhân tự chủ, tự giác thực hiện các quy định của pháp luật.

+ Thực hiện tốt chức năng hướng dẫn và giám sát thương nhân.

+ Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển TM điện tử trên địa bàn tỉnh.

+ Tiếp tục củng cố hoạt động của lực lượng quản lý thị trường, ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, kinh doanh trái phép.

Sở Công Thương phối hợp với liên minh HTX và UBND xã phường làm

bà đỡ” trong việc hình thành các HTX thương mại - dịch vụ.

Sở Công Thương làm cầu nối cho việc hình thành các mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp thương mại trong việc hình thành các kênh tiêu thụ hàng công nghiệp tiêu dùng.

Xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa cơ quan QLNN với thương nhân. Cơ quan QLNN không chỉ thực hiện chức năng hướng dẫn, giám sát hoạt động của thương nhân mà phải tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ thương nhân thực hiện tốt các quy định của nhà nước và phát triển kinh doanh.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thực trạng(2005 – 2009) và giải pháp định hướng (2010 – 2015) (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)