Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh trước tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thực trạng(2005 – 2009) và giải pháp định hướng (2010 – 2015) (Trang 41 - 43)

II. THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐỌAN 2005

4. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh trước tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

trên địa bàn tỉnh trước tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

4.1 Đánh giá chung

Với sự nỗ lực và phấn đấu của ngành trong 34 năm qua (1975-2009) và những thành tựu đã đạt được, ngành Công Thương Đồng Nai đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý. Trong đó nổi bật nhất là huân chương Độc lập hạng nhì vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Trong quá trình đổi mới cơ chế nền kinh tế nước ta hiện nay nói chung và với tỉnh Đồng Nai nói riêng, các hoạt động thương mại được khuyến khích phát triển tự do hơn trên cơ sở thực thi cơ chế quản lý phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường. Một vấn đề rất đáng quan tâm là đã làm chuyển biến sự nhận thức của cả hệ thống chính trị, cán bộ, công chức và nhân dân về vị trí, vai trò quan trọng của ngành thương mại, về định hướng phát triển sản xuất và định hướng tiêu dùng trong nền kinh tế, qua đó có những chủ trương, chính sách phù hợp.

- Hiệu lực QLNN về thương mại được nâng cao.

- Có mạng lưới hệ thống phân phối tương đối phát triển, đồng bộ với sự tham gia của nhiều các thành phần kinh tế. Nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ đã hoạt động trên địa bàn. Sự phát triển của lực lượng thương nghiệp tư nhân đã làm tăng thêm năng lực cung ứng hàng hóa cho tiêu dùng của dân cư trong tỉnh và đã góp phần kích thích, mở rộng tiêu dùng kể cả tiêu dùng cho đời sống và tiêu dùng cho sản xuất.

- Hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng được nhu cầu thị hiếu tiêu dùng tại chỗ. Hàng sản xuất trong nước đã có khả năng thay thế dần hàng nhập khẩu. Tình trạng mua bán lòng vòng không còn tồn tại như trước đây. Chất lượng hàng hóa đảm bảo.

- Phương thức mua bán ngày càng đổi mới, nhất là lĩnh vực bán lẻ, mô hình văn minh thương mại mới xuất hiện làm cho bộ mặt thương mại tỉnh khởi sắc. Hiện nay, tập quán tiêu dùng của một bộ phận dân cư đã thay đổi. Những người có thu nhập trung bình và thu nhập cao đã đến mua hàng tại siêu thị nhiều hơn so với các chợ dân sinh, vì hàng hóa trong những siêu thị phong phú hơn, hệ

thống phân phối sản phẩm cũng rộng hơn, hơn nữa, vào mua hàng ở siêu thị thoải mái và tiện lợi hơn với chất lượng dịch vụ cao và đồng bộ hơn so với chợ dân sinh, ngoài ra ở đó còn có nhiều dịch vụ hỗ trợ đi kèm như trông trẻ, giữ đồ,… nên sẽ thu hút số lượng khách hàng đến các siêu thị ngày càng đông hơn.

4.2 Những hạn chế và nguyên nhân.4.2.1. Hạn chế 4.2.1. Hạn chế

- Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, đầy đủ; cơ chế chính sách pháp luật còn nhiều bất cập.

- Công tác QLNN về thương mại còn chồng chéo, cán bộ chuyên sâu kiến thức về thương mại còn yếu, thiếu.

- Công tác quản lý thị trường còn nhiều yếu kém, tình trạng gian lận thương mại và hàng gian hàng giả vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Tình trạng các hộ kinh doanh thương mại đăng quảng cáo không đúng quy định còn xảy ra thường xuyên.

- Vấn đề phối hợp các cấp các ngành trong việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng còn chưa đồng bộ.

- Công tác tuyên truyền, hướng dẫn còn mang tính “khẩu hiệu phong trào”, chưa đi vào thực chất đời sống kinh doanh của Thương nhân.

- Có sở hạ tầng kỹ thuật thương mại còn chưa được thực hiên xây dựng đồng bộ, hợp lý. Tình trạng chờ cấp đất để xây dựng còn diển ra. Số lượng chưa đáp ứng hết nhu cầu mua sắm của người dân. Tình trạng chợ cóc, chợ tạm, chợ lòng lề đường còn diển ra phức tạp, gây mất mỹ quan đô thị, mất trật tự và an toàn xã hội. Khó khăn cho cơ quan chức năng quản lý giá hàng hóa,…

- Các hoạt động xúc tiến thương mại chưa thật sự có chất lượng, các hội nghị triển làm, hội chợ mang tính chất bán hàng là chủ yếu. Thương nhân chưa nhận thức đúng vai trò của hoạt động hội chợ, hội chợ triển lãm đối với vấn đề quảng bá thương hiệu.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa đảm bảo yêu cầu. Các biện pháp xử lý chưa đủ sức răn đe.

về phương diện quản lý chung và kiểm tra kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trên thị trường, nhưng về phương diện theo dõi những cân đối lớn, đánh giá tiềm năng và tổ chức khai thác những lợi thế, huy động các nguồn lực trong tỉnh, thu hút các nguồn lực bên ngoài để mở rộng và phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế.

4.2.2. Nguyên nhân

- Hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, cơ chế, chính sách chưa chuyển đổi kịp sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội, trách nhiệm của các cơ quan chức năng chưa được xác định rỏ ràng.

- Bộ máy QLNN về thương mại của Tỉnh tuy đã được sắp xếp, bố trí qua nhiều đợt nhưng còn tỏ ra quá tải, chưa đáp ứng hết nhu cầu giải quyết công việc. Số lượng cán bộ công chức làm công tác QLNN về thương mại còn thiếu, với một đội ngũ trẻ hóa còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn.

- Điều kiện hạ tầng kỹ thuật thương mại đã được quan tâm nhưng chưa được đầu tư đúng mức, các chính sách khuyến khích đầu tư chưa được đảm bảo thực hiện tốt.

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ công chức về vai trò của hoạt động thương mại trong phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thực trạng(2005 – 2009) và giải pháp định hướng (2010 – 2015) (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)