Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển thương mại nội địa 1 Củng cố thị trường thương mại nội địa.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thực trạng(2005 – 2009) và giải pháp định hướng (2010 – 2015) (Trang 49 - 50)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIA

2. Hệ thống giải pháp để nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

2.3. Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển thương mại nội địa 1 Củng cố thị trường thương mại nội địa.

2.3.1. Củng cố thị trường thương mại nội địa.

thương mại theo hướng hiện đại, văn minh. Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ làm đầu mối giao lưu kinh tế thương mại.

Tập trung xây dựng một số đơn vị đầu mối theo hướng chuyên doanh để tổ chức thu mua nông lâm thuỷ hải sản thông qua các mạng lưới thu gom, cơ sở chế biến phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Khuyến khích tổ chức các hoạt động dịch vụ vận tải hàng hóa, dịch vụ sửa chữa, bảo vệ thực vật, thú y, tín dụng phục vụ sản xuất nông nghiêp.

Tổ chức thị trường nông thôn, tạo mọi điều kiện khuyến khích phát triển các vùng sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa với quy mô lớn và chất lượng ngày càng cao. Thu hút đầu tư công nghệ sản xuất, chế biến nông sản, thay đổi tập quán canh tác, chăn nuôi cũ, chuyển đổi giống cây con theo hướng nâng cao tỷ suất hàng hóa. Khuyến khích hỗ trợ các cơ sở khoa học kỹ thuật nông nghiệp liên kết với các nông trường, hộ nông dân cung cấp các dịch vụ giống cây con, dịch vụ sau thu hoạch, công nghệ chế biến dưới các hình thức dự án, chương trình khuyến nông được tài trợ từ ngân sách tỉnh, nhà nước hoặc quốc tế. Tổ chức tốt các công tác thông tin về thị trường, giá cả, hướng dẫn sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường.

Tổ chức nghiên cứu thị trường và tăng cường các hoạt động liên kết với các thị trường trọng điểm như thị trường vùng Đông Nam bộ đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn trong cả nước để xác định lợi thế so sánh và khả năng trao đổi hàng hóa của tỉnh với các thị trường đó.

Tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng và xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia và của các nhà sản xuất.

Khuyến khích và đơn giản hóa mọi thủ tục khi các doanh nhân nước ngoài muốn đặt Văn phòng đại diện hoặc mở Chi nhánh tại địa phương.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thực trạng(2005 – 2009) và giải pháp định hướng (2010 – 2015) (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)