ABC là khách hàng truyền thống của A&C vì vậy khi nhận được thư mời kiểm toán của ABC, A&C tiến hành đánh giá xem có nên tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán tiếp tục cho ABC không thông qua bảng câu hỏi liên quan đến việc tiếp tục cung cấp dịch vụ.
Bảng 2.1: Bảng câu hỏi liên quan đến việc tiếp tục cung cấp dịch vụ
Câu hỏi Có/Không Các thông tin
khác có liên quan 1/ Có phí kiểm toán quá hạn chưa được thanh
toán không?
Không
2/ Công ty có liên quan đến kiện tụng, tranh chấp với khách hàng hoặc có sự cảnh báo liên quan đến tranh chấp kiện tụng không?
Không
3/ Có bất cứ Partner hoặc nhân viên trong công ty có người nhà hoặc có quan hệ cá nhân với khách hàng không?
Không
4/ Có bất cứ Partner (hoặc người có quan hệ gần gũi) hoặc nhân viên trong nhóm kiểm toán có lợi ích tài chính với khách hàng không?
Không
5/ Có bất cứ Partner (hoặc người có quan hệ gần gũi) nắm giữ cổ phần của khách hàng không?
6/ Có sự xung đột lợi ích với khách hàng không?
Không
7/ Phạm vi các điều khoản dịch vụ có khả năng ảnh hưởng đến khả năng độc lập không?
Liệt kê các dịch vụ quan trọng sẽ được thực hiện và đánh giá tác động của từng dịch vụ cũng như tất cả các dịch vụ Không N/A Chỉ thực hiện kiểm toán BCTC 2008 8/ Có các yếu tố khác có thể làm giảm tính độc lập của công ty không?
Không
9/ Có rủi ro Partner và các nhân viên tham gia thực hiện dịch vụ không có đủ kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện dịch vụ hay không?
Không
10/ Có yêu cầu luân chuyển Partner/ nhân viên kiểm toán theo yêu cầu của Công ty không?
Không
11/ Có bất cứ yếu tồ nào phát sinh trong năm cho thấy không nên tiếp tục cung cấp dịch vụ hay không?
Áp lực về chi phí
Tính chính trực của Ban điều hành và chủ sở hữu theo thông tin bổ sung
Các thay đổi trong Ban điều hành, những người phụ trách việc quản trị và cổ đông Sự suy giảm về kết quả kinh doanh Khả năng thanh toán và khả năng tồn tại Các thay đổi trong chính sách và ước tính kế toán bao gồm các thay đổi quan trọng giả
định
Kết luận: Cho phép tiếp tục cung cấp tiếp dịch vụ cho khách hàng ABC. Đây là bước công việc rất quan trọng, nó giúp công ty kiểm toán tránh được những rủi ro kiểm toán ngoài mong muốn.
ABC là khách hàng truyền thống của A&C nên việc tìm hiểu thu thập thông tin về khách hàng đơn giản hơn. KTV xem xét lại thông tin của khách hàng trên Hồ sơ kiểm toán thường trực của khách hàng ABC và bổ sung thêm một số thông tin mới.
* Tìm hiểu chung về khách hàngABC
Công ty ABC tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước được chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần theo Quyết định số 0670/2004/QĐ- BTM ngày 28 tháng 05 của Bộ Thương mại. Công ty đang hoạt động theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 01030044973 ngày 05 tháng 08 năm 2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp với số vốn điều lệ: 13.000.000.000 đồng.
Trong quá trình hoạt động, Công ty được cấp bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ hai ngày 12 tháng 06 năm 2007 về việc tăng vốn điều lệ từ 13.000.000.000 lên 16.500.000.000. Trong đó:
- Nhà nước chiếm 35% vốn tương ứng với mức vốn góp 57.750.000.000 - Các cổ đông khác chiếm 65% vốn tương ứng với mức vốn góp
107.250.000.000
Hiện nay công ty có trụ sở chính tại Hà Nội và các chi nhánh tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Hoạt động kinh doanh của Công ty ABC:
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu, tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong nước;
- Kinh doanh hóa chất công nghiệp, chất dẻo, phụ gia cao su, dung môi, các loại vật liệu điện, dụng cụ cơ khí.
- Kinh doanh các loại vật tư khoa học kỹ thuật: Hóa chất thí nghiệm, máy thiết bị phục vụ nghiên cứu ứng dụng sản xuất, các mặt hàng phục vụ cho y tế, máy, trang thiết bị, dụng cụ phân tích hóa lý, phân tích sinh hóa, dụng cụ thủy tinh; Nguyên liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, thực phẩm đã qua chế biến, dây và thanh bằng đồng, nhôm, tôn silic phục vụ sản xuất đồ điện, hàng trang trí nội thất, nhà ở.
- Dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng máy móc thiết bị, hàng bạch kim, các mặt hàng dụng cụ thủy tinh phục vụ nghiên cứu thí nghiệm.
- Dịch vụ cho thuê: kho bãi, nhà xưởng, cửa hàng, văn phòng làm việc, thi công xây lắp các công trình thiết bị công nghiệp, vật tư khoa học kỹ thuật công nghệ cao.
- Xây dựng các công trình và nhà ở và xử lý môi trường
- Sản xuất, gia công chế biến các sản phẩm gỗ, hàng thủ công mĩ nghệ cáp điện dụng cụ thiết bị điện lắp ráp các sản phẩm điện tử máy tính.
- Sản xuất các sản phẩm hóa chất tinh khiết (trừ hóa chất nhà nước cấm).
* Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ABC
ABC là một công ty cổ phần vì vậy đứng đầu công ty là Hội đồng quản trị (gồm 9 thành viên), dưới Hội đồng quản trị là Ban Giám đốc của công ty: Tổng Giám đốc và hai phó Tổng Giám đốc. Ban Giám đốc có chức năng lãnh đạo mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Tiếp đến là các Phòng Kế toán, phòng Kế hoạch, phòng Kinh doanh, phòng Vật tư, phòng Hành chính, phòng Nhân sự. Để giám sát mọi hoạt động của Công ty, Hội đồng quản trị lập nên một ban kiếm soát gồm 6 thành viên chịu trách nhiệm báo cáo trước Hội đồng quản trị.
* Tìm hiểu chính sách kế toán của Công ty ABC
Công ty ABC áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài Chính. - Hình thức kế toán
Công ty ghi sổ theo theo hình thức Nhật ký chung được thực hiện trên máy tính.
- Niên độ kế toán
Kỳ kế toán của Công ty bắt đầu từ này 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N. - Đơn vị tiền tệ sử dụng hạch toán
Công ty hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ghi sổ, lập báo cáo tài chính (BCTC) theo đồng Việt Nam (VNĐ). Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
* Các chính sách kế toán liên quan đến TSCĐ
- Tài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá trừ hao mòn lũy kế.
+ Nguyên giá TSCĐ bao gồm toàn bộ chi phí mà công ty bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm chưa đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận chỉ được ghi tăng nguyên giá TSCĐ nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận là các chi phí trong kỳ.
+ Khi TSCĐ được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao được xóa sổ và bất cứ khoản lỗ lãi nào do bán hay thanh lý đều được tính vào thu nhập hay chi phí trong kỳ.
- Khấu hao TSCĐ:
TSCĐ được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. Đối với những TSCĐ do mua sắm mới, thời gian khấu hao được xác định phù hợp theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày
được đánh giá lại khi xác định giá trị doanh nghiệp để chuyển sang công ty cổ phần thì thời gian khấu hao được xác định theo thời gian sử dụng còn lại, thời gian xác định lại theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC.
Bảng 2.2: Thời gian khấu hao của các loại tài sản
Loại tài sản Số năm khấu hao
Nhà cửa, vật kiến trúc 5 - 25
Máy móc thiết bị 8 - 10
Phương tiện vận tải, truyền dẫn 5 - 6
Thiết bị dụng cụ quản lý 3 - 5
* Tìm hiểu Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ giúp KTV dự tính được rủi ro kiểm soát từ đó thiết kế thủ tục kiểm toán hợp lý.
Việc đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ được A&C thực hiện thông qua Bảng câu hỏi
Bảng 2.3: Bảng câu hỏi tìm hiểu HTKSNB của khách hàng ABC
Câu hỏi Có/Không Giải thích
1/ Khách hàng có lập sổ chi tiết cho TSCĐ hữu hình không?
Có
2/ Sổ chi tiết có được cập nhật thường xuyên không?
Có Sổ chi tiết được cập nhật thường xuyên khi có nghiệp vụ phát sinh liên quan
3/ Các tài sản lỗi thời có được xóa sổ khi có sự phê duyệt và sổ chi tiết có được cập nhật hay không?
Có
4/ Việc đối chiếu tài sản định kỳ có được thực hiện giữa:
- Các tài sản trong sổ chi tiết với kiểm kê thực tế không?
- Số tổng cộng giữa sổ chi tiết với
Có
Có
Kiểm kê tài sản vào cuối mỗi năm và đối chiếu với sổ kế toán
sổ cái? lưu lại ký hiệu, bằng chứng đối chiếu
5/ Tất cả các tài sản có được ghi chép trong sổ cái và sổ chi tiết ngay khi nhận được và được lập thẻ tài sản để dễ nhận biết không?
Có TSCĐ được ghi sổ kế toán ngay nhưng không lập thẻ tài sản
6/ Chính sách khấu hao có được áp dụng nhất quán và tỷ lệ khấu hao có phù hợp với thời gian hữu dụng ước tính?
Có Chính sách khấu hao nhất quán và phù hợp với QĐ206
7/ Thu thập từ việc cho thuê TSCĐ có được trích trước theo các điều khoản của hợp đồng không?
Có Đã trích trước theo điều khoản của hợp đồng
8/ Có kiểm soát để đảm bảo tiền thu được từ việc bán TSCĐ là phù hợp với các điều khoản của hợp đồng và được ghi chép và sổ sách kế toán không?
Có Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Hội đồng thanh lý tài sản về việc này
9/ TSCĐ có được bảo vệ, đặc biệt khi ngừng sản xuất không?
Có Đơn vị có người bảo vệ 24/24
10/ TSCĐ có được mua bảo hiểm không?
Có Đơn vị có mua bảo hiểm cho một số tài sản: nhà xưởng, xe ô tô
11/ Giấy chứng nhận sở hữu tài sản có được cất giữ an toàn không?
Có Các giấy chứng nhận sở hữu tài sản được cất trong két an toàn của Công ty.
Qua bảng câu hỏi trên KTV nhận thấy trong việc quản lý TSCĐ của đơn vị có một điểm yếu lớn: TSCĐ chưa được lập thẻ dẫn tới dễ hạch toán nhầm, khó quản lý, khi bị mất khó phát hiện. Từ đó KTV đưa ra ý kiến đề xuất với
đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty với TSCĐ đang được vận hành và hoạt động tương đối hiệu quả vì vậy rủi ro kiểm soát ở mức thấp.
* Phân tích sơ bộ
KTV tiến hành phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán của đơn vị
Bảng 2.4: Phân tích sơ bộ
Chỉ tiêu 31/12/2008 01/12/2008 Chênh lệch Tuyệt đối Tương
đối (%) A/ TS ngắn hạn 167.459.641.643 175.824.231.198 -8.364.589.556 -5 B/ TS dài hạn 5.801.965.769 5.166.514.109 635.451.660 12 1/ TSCĐ HH 5.704.024.702 4.990.905.651 713.119.052 14 Nguyên giá 14.871.069.342 13.251.263.454 1.619.805.888 12 Giá trị hao mòn lũy kế -9.167.044.640 -8.260.357.804 -906.686.836 11 2/ TSCĐ VH 97.941.067 146.922.600 -48.970.533 -33 Nguyên giá 146.922.600 146.922.600
Giá trị hao mòn lũy kế -48.970.533 0
3/ Chi phí XDCBDD 0 28.685.858 -28.685.858 -100
4/ TSDH khác 0 0 0
Tổng TS 173.261.607.412 180.990.745.307 - 7.729.137.895 -4 Qua bảng phân tích sơ bộ KTV nhận thấy rằng tổng TS năm 2008 giảm 7.729.137.895 tương ứng với tốc độ giảm 4%. Nguyên nhân chính làm cho tổng TS giảm là do TS ngắn hạn trong kỳ giảm 8.364.589.556 với tốc độ 5% trong khi đó, TS dài hạn tăng 635.451.660 với tốc độ 12%. Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng 1.619.805.888 với tốc độ 12%, khấu hao TSCĐ tăng 906.686.836 tương ứng với tốc độ 11% làm cho giá trụ TSCĐ hữu hình tăng 713.119.052. Cơ cấu TS dài hạn trên Tổng TS đầu năm là 97,15%, đến cuối năm con số này là 97,65%.Qua những phân tích trên KTV đưa ra nhận định: TSCĐ không có những biến động bất thường trong năm 2008.
* Đánh giá trọng yếu
Ở A&C việc đánh giá trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch được tiến hành bởi các KTV có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm. KTV tiến hành tính các giá trị:
A = 1% * Tổng TS B= 2% * Tổng TS C = 0,5% * Doanh thu D= 1% * Doanh thu
E = 5% * Lợi nhuận trước thuế F = 10%* Lợi nhuận trước thuế
Tất cả những số liệu về Tổng TS, Doanh thu, Lợi nhuận trước thuế đều là những số liệu dự kiến năm nay. Với những đơn vị mà Công ty tiến hành kiểm toán 9 tháng đầu năm thì số dự kiến = 4/3 số 9 tháng đầu năm. Với những đơn vị mà kiểm toán 12 tháng thì số dự kiến bằng chính số liệu trên BCĐKT và BCKQKD của đơn vị. Sau đó tùy từng đặc điểm của khách hàng KTV tiến hành chọn mức trọng yếu.
Tổng TS, Doanh thu, Lợi nhuận trước thuế của ABC theo dự tính của KTV lần lượt là 173.261.607.412, 468.639.005.064, 4.951.956.317
Chỉ tiêu Tổng TS Doanh thu Lợi nhuận
trước thuế A= 1% Tổng TS 1.732.616.07 4 B= 2% Tổng TS 3.465.232.14 8 C= 0,5% Doanh thu 2.343.195.02 5 D= 1% Doanh thu 4.686.390.05 1 E= 5% Lợi nhuận trước
thuế
F= 10% Lợi nhuận trước thuế
495.195.632
Với khách hàng ABC là khách hàng truyền thống, những năm trước đã được các KTV A&C tư vấn cho đơn vị để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, mặt khác đây là một doanh nghiệp hoạt động thương mại là hoạt động chính, hoạt động sản xuất là hoạt động phụ nên mức độ trọng yếu được chọn là Min (A;F) = 247.597.816
Theo quy định của công ty:
Mức trọng yếu cho từng khoản mục = 75% * Mức trọng yếu kế hoạch. Mức trọng yếu này áp dụng cho tất cả các khoản mục trên BCTC.
Mức trọng yếu cho từng khoản mục = 75% * 247.597.816 = 146.655.856 * Đánh giá rủi ro kiểm toán
Do rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp và trong quá trình tìm hiểu thông tin về khách hàng KTV không phát hiện những thay đổi bất thường có thể ảnh hưởng đến BCTC của đơn vị nên rủi ro kiểm toán được KTV đánh giá ở mức thấp.
* Thiết kế chương trình kiểm toán
KTV áp dụng mẫu chương trình kiểm toán TSCĐ và Chi phí XDCBDD. Tuy nhiên với đơn vị ABC là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, có ít nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ trong kỳ nên KTV tập trung vào thủ tục kiểm toán xác minh tính hiện hữu (TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình thực sự tồn tại và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng TSCĐ trong hoạt động của mình hay không), thủ tục kiểm toán xác minh phương pháp tính khấu hao của đơn vị có phù hợp với quyết định 206 hay không.
Sau khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV gửi cho khách hàng kế hoạch kiểm toán cụ thể: thời gian kiểm toán, nhân sự kiểm toán, các tài liệu yêu cầu đơn vị chuẩn bị…