Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội thực hiện (Trang 77 - 83)

- Áp lực công việc

3.3/Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn

báo cáo tài chính tại Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội

* Đánh giá HTKSNB - Cơ sở kiến nghị:

Theo VAS số 330 “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải có đủ hiểu biết về đơn vị được kiểm toán cũng như môi trường kinh doanh của đơn vị, trong đó có hệ thống kiểm soát nội bộ để đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu làm cơ sở đề ra các thủ tục kiểm toán.”

Việc đánh giá HTKSNB có vai trò quan trọng trong một cuộc kiểm toán. Khi đã có những hiểu biết về HTKSNB của đơn vị KTV sẽ thiết kế các thủ

tục kiểm tra hợp lý, xác định được khối lượng các nghiệp vụ kinh tế cần kiểm tra chi tiết.

- Nội dung kiến nghị:

Công ty nên bổ sung thêm một số câu hỏi sau vào bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB của khách hàng.

Câu hỏi Có/Không Giải thích

Có sự tách biệt giữa bộ phận quản lý TSCĐ và bộ phận ghi sổ TSCĐ không?

Các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ đều được phê chuẩn bởi các cấp có thẩm quyền không?

Doanh nghiệp có quy định chi tiết về việc phân loại TSCĐ không?

Việc mua sắm TSCĐ có kế hoạch trước hàng năm không?

Đơn vị có quy định về trách nhiệm của người sử dụng, quản lý TSCĐ không?

- Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi có ưu điểm là dễ thực hiện, tuy nhiên nó có nhược điểm là bảng câu hỏi luôn luôn cố định vì thế đối với những khách hàng khác nhau bảng câu hỏi có thể chưa đáp ứng hết được các yêu cầu vì vậy KTV nên kết hợp phương pháp bảng câu hỏi với phương pháp lưu đồ.

* Chương trình kiểm toán

- Cơ sở kiến nghị

Với mỗi một công ty kiểm toán, chương trình kiểm toán có vai trò quan trọng. Chương trình kiểm toán hợp lý sẽ giúp các KTV không bỏ sót các thủ tục kiểm toán từ đó thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán và tăng cường độ tin cậy cho bằng chứng kiểm toán thu được. Đồng thời, chương trình kiểm

toán là cơ sở để nhóm trưởng, các Manager, Partner soát xét giấy tờ làm việc của KTV.

- Nội dung kiến nghị

Công ty nên từng bước hoàn thiện chương trình kiểm toán TSCĐ và Chi phí XDCBDD nói riêng cũng như các chương trình kiểm toán của các khoản mục khác nói chung cho phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, phù hợp với các chuẩn mực kế toán kiểm toán của Việt Nam. Để làm được việc này công ty nên sử dụng phiếu lấy ý kiến của các KTV khi họ áp dụng chương trình kiểm toán này vào thực tế có những ưu điểm, nhược điểm gì. Từ đó các Partner tổng hợp lại các ý kiến này đồng thời kết hợp với việc mời các chuyên gia kiểm toán của HLB International để đưa ra một chương trình kiểm toán hợp lý phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam.

* Thử nghiệm kiểm soát

- Cơ sở kiến nghị:

Theo VAS 330 “Kiểm toán viên yêu cầu phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát nếu việc đánh giá rủi ro của kiểm toán viên bao gồm cả kỳ vọng về tính hiệu quả của hoạt động kiểm soát hoặc nếu chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản không cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp đối với cơ sở dẫn liệu”

Khi HTKSNB của khách hàng có tồn tại. KTV tiến hành thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Với việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, KTV có thể tăng độ tin cậy cho những bằng chứng kiểm toán mà mình thu thập được.

Các KTV nên thực hiện thêm các thử nghiệm kiểm soát trong quá trình kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng cũng như các khoản mục khác nói chung để tăng cường độ tin cậy cho các bằng chứng kiểm toán thu được. KTV có thể sử dụng các kỹ thuật như quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu. Ví dụ: KTV có thể phỏng vấn nhân viên trong đơn vị kết hợp cùng với quan sát việc ghi chép sử dụng TSCĐ để xem xét sự tách biệt giữa bộ phận quản lý, ghi sổ TSCĐ với chức năng sử dụng TSCĐ; Đối với các nghiệp vụ mua sắm, thanh lý TSCĐ KTV kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn đối với các nghiệp này đồng thời kết hợp với việc phỏng vấn những người có liên quan đến việc mua sắm thanh lý TSCĐ để khẳng định những nghiệp vụ mua sắm thanh lý TSCĐ đểu có thật…

* Thủ tục phân tích

- Cơ sở kiến nghị:

“Quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến.” (Theo VAS 520).

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV sử dụng thủ tục phân tích để tiến hành tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, xác định vùng có thể có rủi ro từ đó thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp.

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV có thể sử dụng thủ tục phân tích kết hợp với việc kiểm tra chi tiết để giảm bớt rủi ro phát hiện. Nếu thực hiện tốt thủ tục phân tích sẽ làm giảm bớt việc kiểm tra chi tiết từ đó tiết kiệm thời gian cho KTV.

Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV sử dụng thủ tục phân tích để khẳng định lại những kết luận của mình từ đó đưa ra kết luận tổng quát dựa trên các khía cạnh trọng yếu của BCTC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nội dung kiến nghị:

Công ty nên xây dựng cho mình một hệ thống phương pháp phân tích hợp lý. Đối với khoản mục TSCĐ, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán công ty nên chú ý vào:

Hệ số tài trợ TSCĐ =Vốn chủ sở hữu/ TSCĐ

Hệ số này cho biết doanh nghiệp dùng bao nhiêu phần trăm vốn chủ sở hữu để đầu tư vào TSCĐ

Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ= TSCĐ/Tổng TS

Tỷ suất này giúp KTV đánh giá tính hợp lý của cơ cấu TSCĐ đối với khách hàng. Với mỗi loại hình doanh nghiệp, tỷ suất này có một giá trị nhất định được cho là hợp lý. Từ đó, KTV đưa ra ý kiến tư vấn cho khách hàng. Ví dụ: Với doanh nghiệp XYZ, KTV tư vấn cho đơn vị nên đổi mới máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng của sản phẩm.

* Trang thiết bị cho các KTV

Công ty nên trang bị máy tính xách tay cho 100% KTV để giúp các KTV tiết kiệm thời gian, hiệu quả của công việc được nâng cao hơn.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện đất nước mở cửa nền kinh tế hội nhập với thế giới các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn trong đó có các công ty kiểm toán. A&C cũng không phải là ngoại lệ, Công ty đang ngày càng hoàn thiện cơ cấu tổ chức của mình cũng như nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ nhân viên để cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Tài sản cố định là một khoản mục quan trọng trên BCĐKT của đơn vị. Vì vậy kiểm toán TSCĐ là một công việc quan trọng chiếm thời gian tương đối lớn trong kiểm toán BCTC. Qua thời gian thực tập ở A&C, được tham gia vào một số cuộc kiểm toán do A&C thực hiện, em đã thu thập được thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế quý báu để em có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn Th.s Bùi Minh Hải đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các anh chị trong Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện để em hoàn thành chuyên để thực tập.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội thực hiện (Trang 77 - 83)