Khi đã hoàn thành công việc của mình, KTV đưa ra các bút toán điều chỉnh. Ở khách hàng ABC không có bút toán điều chỉnh. KTV thực hiện phần kiểm toán TSCĐ tiến hành hoàn thiện chương trình kiểm toán theo mẫu có sẵn và đánh tham chiếu cho các giấy tờ làm việc của mình. Sau đó KTV sẽ chuyển phần giấy tờ làm việc cho nhóm trưởng. Nhóm trưởng tiến hành soát xét các giấy tờ làm việc với mục đích:
Đảm bảo KTV đã thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán để làm cơ sở đưa ra ý kiến về BCTC của khách hàng.
Trong quá trình soát xét nếu thấy phần làm việc của KTV chưa đạt yêu cầu đặt ra nhóm trưởng yêu cầu KTV bổ sung thêm các thông tin, các bằng chứng kiểm toán cần thiết. KTV nhận lại phần giấy tờ làm việc tiến hành bổ sung, thu thập thêm các bằng chứng cần thiết rồi chuyển lại cho nhóm trưởng. Nhóm trưởng chấp nhận sẽ lưu vào hồ sơ kiểm toán.
Hiện nay ở A&C, ngoài giai đoạn nhóm trưởng soát xét công việc, sau khi nhóm kiểm toán kết thúc công việc tại khách hàng hồ sơ kiểm toán còn phải chuyển cho các Manager và Bộ phận Kiểm soát chất lượng kiểm toán soát xét lại.
* Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC
KTV tiến hành điều tra các sự kiện có thể phát sinh sau ngày lập BCTC. Ban giám đốc của ABC cam kết không có bất cứ sự kiện quan trọng nào gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của đơn vị.
2.3/ Thực trạng kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội thực hiện tại khách hàng XYZ
2.2.3/ Lập kế hoạch kiểm toán
XYZ là khách hàng mới của A&C vì vậy Công ty sẽ cử KTV xuống khách hàng XYZ tìm hiểu thu thập thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác KTV tiến hành liên hệ với công ty kiểm toán đã kiểm toán XYZ năm trước. Sau đó KTV sẽ lập báo cáo về những thông tin thu thập được.
* Tìm hiểu chung về khách hàng
XYZ là doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định 135/2003/QĐ-BTM ngày 26 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Công ty đang hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 0103003850 ngày 05 tháng 08 năm 2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp với số vốn điều lệ: 17.500.000.000đồng. Trong đó:
Cổ đông Vốn góp Tỷ lệ
Nhà nước 5.600.000.000 32%
Cổ đông khác 11.900.000.000 68%
Hoạt động chính của công ty:
- Sản xuất và buôn bán nguyên vật liệu và các mặt hàng hóa chất (trừ hoá chất nhà nước cấm).
- Sản xuất và buôn bán máy móc, thiết bị điện và các linh kiện của chúng, vật liệu điện, dụng cụ cơ khí.
- Sản xuất và buôn bán các mặt hàng nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất từ dầu khoáng; các chất chứa bi tum; các loại sáp khoáng chất.
* Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty XYZ
XYZ là một công ty cổ phần vì vậy đứng đầu công ty là Hội đồng quản trị (gồm 5 thành viên), dưới Hội đồng quản trị là Ban Giám đốc của công ty: Tổng Giám đốc và hai phó Tổng Giám đốc. Ban Giám đốc có chức năng lãnh đạo mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Tiếp đến là các Phòng Kế toán, phòng Kế hoạch, phòng Kinh doanh, phòng Vật tư, phòng Hành chính, phòng Nhân sự, các phân xưởng sản xuất. Để giám sát mọi hoạt động của Công ty, Hội đồng quản trị lập nên một ban kiếm soát gồm 3 thành viên chịu trách nhiệm báo cáo trước Hội đồng quản trị.
* Tìm hiểu chính sách kế toán của Công ty XYZ
- Chế độ kế toán
Công ty XYZ áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài Chính. - Hình thức kế toán
Công ty ghi sổ theo theo hình thức Nhật ký chung được thực hiện trên máy tính.
- Niên độ kế toán
Kỳ kế toán của Công ty bắt đầu từ này 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N. - Đơn vị tiền tệ sử dụng hạch toán
Công ty hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ghi sổ, lập báo cáo tài chính (BCTC) theo đồng Việt Nam (VNĐ). Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
* Các chính sách kế toán liên quan đến TSCĐ
- Tài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá trừ hao mòn lũy kế.
+ Nguyên giá TSCĐ bao gồm toàn bộ chi phí mà công ty bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm chưa đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận chỉ được ghi tăng nguyên giá TSCĐ nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận là các chi phí trong kỳ.
+ Khi TSCĐ được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao được xóa sổ và bất cứ khoản lỗ lãi nào do bán hay thanh lý đều được tính vào thu nhập hay chi phí trong kỳ.
- Khấu hao TSCĐ:
TSCĐ được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. Đối với những TSCĐ do mua sắm mới, thời gian khấu hao được xác định phù hợp theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Đối với những TSCĐ được đánh giá lại khi xác định giá trị doanh nghiệp để chuyển sang công ty cổ phần
thì thời gian khấu hao được xác định theo thời gian sử dụng còn lại, thời gian xác định lại theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC.
Bảng 2.12: Thời gian khấu hao của các loại tài sản
Loại tài sản Số năm khấu hao
Nhà cửa, vật kiến trúc 5 - 22
Máy móc thiết bị 4 - 7
Phương tiện vận tải, truyền dẫn 5 - 8
Thiết bị dụng cụ quản lý 3 - 6
* Tìm hiểu Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ
KTV tiến hành đánh giá HTKSNB của khách hàng thông qua bảng câu hỏi hệ thống KSNB.
Bảng số 2.15: Bảng câu hỏi HTKSNB của XYZ
Câu hỏi Có/Không Giải thích
1/ Khách hàng có lập sổ chi tiết cho TSCĐ hữu hình không?
Có
2/ Sổ chi tiết có được cập nhật thường xuyên không?
Có Sổ chi tiết được cập nhật thường xuyên khi có nghiệp vụ phát sinh liên quan
3/ Các tài sản lỗi thời có được xóa sổ khi có sự phê duyệt và sổ chi tiết có được cập nhật hay không?
Có
4/ Việc đối chiếu tài sản định kỳ có được thực hiện giữa:
- Các tài sản trong sổ chi tiết với kiểm kê thực tế không?
- Số tổng cộng giữa sổ chi tiết với sổ cái?
Có
Có
Kiểm kê tài sản vào cuối mỗi năm và đối chiếu với sổ kế toán
5/ Tất cả các tài sản có được ghi chép trong sổ cái và sổ chi tiết
ngay khi nhận được và được lập thẻ tài sản để dễ nhận biết không? 6/ Chính sách khấu hao có được áp dụng nhất quán và tỷ lệ khấu hao có phù hợp với thời gian hữu dụng ước tính?
Có Chính sách khấu hao nhất quán và phù hợp với QĐ206
7/ Thu thập từ việc cho thuế TSCĐ có được trích trước theo các điều khoản của hợp đồng không?
Có Đã trích trước theo điều khoản của hợp đồng
8/ Có kiểm soát để đảm bảo tiền thu được từ việc bán TSCĐ là phù hợp với các điều khoản của hợp đồng và được ghi chép và sổ sách kế toán không?
Có Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Hội đồng thanh lý tài sản về việc này
9/ TSCĐ có được bảo vệ, đặc biệt khi ngừng sản xuất không?
Có Đơn vị có người bảo vệ
10/ TSCĐ có được mua bảo hiểm không?
Không
11/ Giấy chứng nhận sở hữu tài sản có được cất giữ an toàn không?
Có Các giấy chứng nhận sở hữu tài sản được cất trong két an toàn của Công ty.
Qua bảng câu hỏi trên KTV đánh giá rủi ro kiểm soát của đơn vị ở mức trung bình.
* Phân tích sơ bộ
KTV tiến hành phân tích sơ bộ
Bảng 2.16: Phân tích sơ bộ
Chỉ tiêu 31/12/2008 01/12/2008 Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối (%)
A/ TS ngắn hạn 64.043.371.154 66.401.602.830 -2.358.231.676 -4B/ TS dài hạn 6.488.547.053 3.275.122.916 3.213.424.137 98 B/ TS dài hạn 6.488.547.053 3.275.122.916 3.213.424.137 98 1/ TSCĐ HH 5.547.970.693 2.367.750.747 3.181.316.646 134 Nguyên giá 53.067.700.982 49.451.837.526 3.615.863.456 7 Giá trị hao mòn lũy kế - 47.519.730.289 - 47.084.086.779 -435.643.510 1 2/ Chi phí XDCBDD 108.813.791 0 108.813.791
3/ Đầu tư TCDH 831.762.569 907.317.169 -75.554.600 -8Tổng TS 70.531.918.207 69.676.725.746 855.192.461 1 Tổng TS 70.531.918.207 69.676.725.746 855.192.461 1 Qua bảng phân tích sơ bộ KTV nhận thấy tổng TS năm 2008 tăng 855.192.461 so với năm 2007 tương ứng với tốc độ tăng 1%. Tổng TS tăng lên chủ yếu do TSCĐ hữu hình tăng. Trong năm nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng 3.615.863.456 tương ứng với tốc độ tăng 7%. Đây là nguyên nhân chính là cho giá trị của TSCĐ hữu hình năm 2008 tăng 3.181.316.646 tương ứng với tốc độ tăng 134%.
KTV cũng nhận thấy rằng cơ cấu TS dài hạn trên tổng TS đầu năm là 5%, cuối năm là 9%. Đây là cơ cấu TS không phù hợp với một doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên KTV nhận thấy khấu hao lũy kế là rất lớn, đơn vị đã khấu hao gần hết giá trị các TSCĐ chứng tỏ rằng trong những năm gần đây doanh nghiệp không đầu tư và TSCĐ nhiều.
* Đánh giá trọng yếu
KTV tiến hành ước tính giá trị tổng TS, doanh thu, lợi nhuận trước thuế lần lượt là 70.531.918.207, 224.058.365.700, 5.860.424.060.
Chỉ tiêu Tổng TS Doanh thu Lợi nhuận
trước thuế A= 1% Tổng TS 705.319.820
B= 2% Tổng TS 1.410.638.364
D= 1% Doanh thu 2.240.583.657
E= 5% Lợi nhuận trước thuế
293.021.203
F= 10% Lợi nhuận trước thuế
586.042.406
Mức trọng yếu kế hoạch = Min (A:F) = 293.021.203
Theo quy định của công ty:
Mức trọng yếu cho từng khoản mục = 75% * Mức trọng yếu kế hoạch. Mức trọng yếu này áp dụng cho tất cả các khoản mục trên BCTC.
Mức trọng yếu cho từng khoản mục = 75% * 293.021.203 = 219.765.902 * Đánh giá rủi ro kiểm toán
Rủi ro hệ thống kiểm soát của đơn vị được KTV đánh giá ở mức trung bình trong quá trình thu thập thông tin về khách hàng XYZ KTV không phát hiện những thay đổi bất thường vì vậy mức rủi ro kiểm toán được KTV đánh giá ở mức trung bình.
* Thiết kế chương trình kiểm toán
KTV áp dụng mẫu chương trình kiểm toán TSCĐ và chi phí XDCBDD cho khách hàng XYZ. Đây là một doanh nghiệp sản xuất có số lượng nghiệp vụ mua sắm TSCĐ trong năm tương đối nhiều nên KTV tập trung vào thủ tục kiểm tra chi tiết để kiểm tra việc ghi nhận nguyên giá TSCĐ của đơn vị chính xác không, không bao gồm các yếu tố được ghi nhận là chi phí, các yếu tố được tính vào nguyên giá phải có đầy đủ các tiêu chuẩn theo Chuẩn mực kế toán và việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán đều được các cấp có thẩm quyền phê chuẩn.
Sau khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV gửi cho khách hàng kế hoạch kiểm toán cụ thể: thời gian kiểm toán, nhân sự kiểm toán, các tài liệu yêu cầu đơn vị chuẩn bị…