Tập quán quản lý tài nguyên của một vài dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam (Trang 26)

5. Khuôn khổ pháp lý và chính sách hiện hành về LNCĐ

6.3. Tập quán quản lý tài nguyên của một vài dân tộc thiểu số

toàn cộng đồng.

- Chung văn hóa, biểu hiện rõ nét ở ngôn ngữ và tập quán thống nhất của cộng đồng. - Mỗi thôn, đều quản lý một diện tích đất đai nhất định. Ranh giới thường căn cứ vào

sông suối, khe núi, mảnh đất, tảng đá, vạt ruộng mà cư dân trong thôn canh tác từ lâu đời... Có thể có những đường ranh giới chỉ mang tính ước lệ nhưng đều được các cộng đồng láng giềng công nhận và tôn trọng. Ranh giới này thường do người già hoặc người có công khai phá vùng đất đó hoạch định. Địa vực của thôn không phải chỉ là khu vực đất cư trú (đó chỉ là một phần đất của thôn), mà thường bao gồm:

• Đất ở;

• Đất canh tác là những phần rừng đã được khai phá đưa vào canh tác nương rãy đang gieo trồng, ruộng, bãi...;

• Đất dự trữ là những cánh rừng sẽđược khai phá trong thời gian những mùa rẫy sắp tới và những rẫy cũđang bỏ hóa;

• Đất cấm canh tác là những rừng nguồn nước, rừng trên chóp núi để giữ nước, chống xói mòn rẫy và những khu rừng làm nơi chôn cất người chết, rừng thờ cúng (rừng thiêng);

• Rừng sử dụng vào các mục đích lấy gỗ, lâm sản, săn bắn...; • Bến nước, nơi đánh bắt cá...

Đất đai, tài nguyên thuộc sở hữu công cộng của tất cả các thành viên trong thôn. Mọi thành viên đều được bình đẳng trong việc khai thác sử dụng theo quy ước của thôn, dưới sự điều hành của già làng, trưởng thôn mà người ngoài cộng đồng không được vi phạm.

6.3. Tp quán qun lý tài nguyên ca mt vài dân tc thiu s s

6.3. Tp quán qun lý tài nguyên ca mt vài dân tc thiu s s

- Rừng núi phòng hộ nằm trên khu vực đầu nguồn nước, tuyệt đối cấm khai thác.

- Rừng núi dành cho việc khai thác tre, gỗ để làm mới hoặc sửa chữa nhà và các nhu cầu khác thường là vùng núi cao. Đối với loại rừng này tuyệt đối không được phát làm nương rẫy. Có nhiều bản còn có "rừng măng cấm" là rừng chuyên để lấy măng. - Rừng núi dành cho phát nương làm rẫy có diện tích khá rộng.

- Rừng núi phục vụ cuộc sống tâm linh như rừng cấm, rừng ma. Đối với các khu rừng thiêng luật tục nghiêm cấm chặt phá, đốt, phát, khai thác tre gỗ…

6.3.2. Người Tà Ôi, Vân kiu, vùng min Trung (Tha Thiên - Huế)

Một phần của tài liệu Lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)