Nội dung chủ yếu của QUBVR

Một phần của tài liệu Lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam (Trang 35 - 36)

8. Xây dựng quy ước/hương ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng

8.2.2. Nội dung chủ yếu của QUBVR

- Quyền lợi và nghĩa vụ của mọi thành viên trong cộng đồng trong việc bảo vệ, phát triển rừng và bảo vệ môi trường sống;

- Về phát nương làm rẫy trên địa bàn thôn;

- Quy định về bảo vệ rừng và huy động nội lực của cộng đồng để chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển những khu rừng do cộng đồng thôn làm chủ rừng, những khu rừng nguồn nước quan trọng, những khu rừng lịch sử, phong cảnh, tín ngưỡng của cộng đồng;

- Về khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ và lâm sản; - Về bảo vệ, săn bắn, bẫy bắt và sử dụng động vật rừng; - Việc chăn thả gia súc trong rừng;

- Về phòng cháy chữa cháy rừng, sử dụng lửa trong rừng và các vấn đề phòng trừ sâu bệnh hại rừng;

- Về việc phối hợp tổ chức nhận khoán bảo vệ rừng, nhận rừng và đất rừng của từng thành viên trong cộng đồng để bảo vệ, kinh doanh, trồng mới và sản xuất nông lâm kết hợp;

- Vấn đề sử dụng, tạo giống, nhân giống cây trồng trong sản xuất lâm nghiệp nhằm bảo đảm hiệu quả kinh doanh rừng;

- Vấn đề phát hiện, ngăn chặn những tác nhân xâm hại đến rừng, người các địa bàn khác đến địa bàn thôn phá rừng làm rẫy, khai thác, mua bán, vận chuyển, săn bắt động vật rừng trái phép và hành vi chứa chấp những việc làm sai trái đó;

- Việc tương trợ, giúp đỡ nhau giữa các thành viên trong cộng đồng trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng và tổ chức dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm;

- Việc phối hợp liên thôn đểđảm bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả;

- Quy định của cộng đồng về việc xử lý đối với những vi phạm về bảo vệ, phát triển rừng như bồi thường thiệt hại và xử phạt. Tuy nhiên việc xử lý vi phạm ở thôn chủ yếu bằng tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, hòa giải phù hợp với tình hình cụ thể của mỗi thôn, không được quy định xử phạt trái với quy định của pháp luật;

- Những việc có tính chất công ích chung của thôn về bảo vệ và phát triển rừng; phòng chống cháy, chữa cháy rừng…; có thể quy định việc huy động đóng góp của dân nhưng phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện và đúng quy định tại Nghi định số 29/CP của Chính phủ về việc thực hiện quy chế dân chủở xã.

Một phần của tài liệu Lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)