8. Xây dựng quy ước/hương ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng
8.1. Sự cần thiết xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng thôn
rừng thôn
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương kế thừa và phát huy luật tục trong việc quản lý cộng đồng ở thôn. Sự kết hợp giữa luật tục và pháp luật Nhà nước trong cộng đồng nông thôn ngày nay là một đòi hỏi khách quan nhất là trong điều kiện các dân tộc thiểu số vốn phát triển không đồng đều, mang tính đặc thù và đa dạng cao. Quản lý xã hội theo hương ước, luật tục mang tính chất tự quản của thôn. Quản lý xã hội ở mức cao là quản lý nhà nước còn ở mức thấp là tự quản. Hệ thống các quan hệ xã hội gồm nhiều loại rất phong phú và đa dạng.
Hệ thống pháp luật do Nhà nước ban hành chỉđiều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, do đó cần thừa nhận các quy phạm xã hội, coi nó là công cụ hỗ trợ cho quản lý nhà nước bằng pháp luật. Pháp luật (quy phạm pháp luật) mang tính phổ biến chung còn hương ước, luật tục (quy phạm xã hội) mang tính địa phương phản ánh sắc thái riêng, đặc trưng truyền thống. Pháp luật là sản phẩm của Nhà nước, tác động vào cộng đồng từ bên ngoài vào và từ trên xuống còn luật tục là sản phẩm của bản thân cộng đồng dân cư, mang tính tự quản, phát huy nội lực, tinh thần làm chủ ngay ở cơ sở.
Tự quản trên địa bàn dân cưđược hiểu dưới góc độ pháp lý là hình thức nhân dân tự tổ chức đời sống sinh hoạt cộng đồng ởđịa bàn dân cư thôn (dưới cấp hành chính) thông qua các thiết chế, phương thứcvà công cụ thích hợp.
Tự quản có các đặc trưng cơ bản sau đây:
- Mang tính tự giác, tự tổ chức, tự thỏa thuận bằng các biện pháp dân chủ trực tiếp; tự bàn bạc, thỏa thuận đểđề ra các quy tắc tự chếước lẫn nhau bằng các quy phạm xã hội.
- Nội dung tự quản về những vấn đề thuộc đời sống xã hội dân sự, những quan hệ xã hội không cơ bản.
- Có tổ chức tự quản thích hợp như bộ máy điều hành duy trì tự quản là trưởng thôn, già làng, tổ hòa giải, tổ an ninh, hội (phân biệt với bộ máy quản lý hành chính nhà nước).
- Ở địa bàn dân cư cơ sở dưới cấp hành chính, chủ yếu là địa bàn thôn…( phân biệt với địa bàn cấp hành chính: tỉnh, huyện, xã).
- Công cụ tự quản là các quy tắc chuẩn mực sinh hoạt cộng đồng (quy phạm xã hội có nội dung phong phú phản ánh phong tục tập quán và không thành văn phân biệt với công cụ quản lý nhà nước là pháp luật).
- Tự quản mang tính phi nhà nước. Nhà nước có hướng dẫn, định hướng nội dung, hỗ trợ mà không can thiệp (tạo hành lang pháp lý cho tự quản, chỉ can thiệp khi có hành vi vi phạm pháp luật).
Bảng 06. So sánh giữa quản lý nhà nước (QLNN) và tự quản
Tiêu chí so sánh QLNN Tự quản trên địa bàn dân cư
Chủ thể Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Cộng đồng dân cư thông qua bộ máy tự quản
Phương pháp Thuyết phục, cưỡng chế hành
chính, kinh tế cThuyêt phưỡng chế cục, tác ủa cộng độđồng dng ư luận, Đối tượng Cơ quan, tổ chức, công dân Cá nhân trong cộng đồng, gia
đình, dòng họ Vị trí, tính chất Cơ bản, chủ yếu, sử dụng công
cụ quyền lực Nhà nước Phdụng quyụ, không cền lựơc c bảộn, hng ỗđồ trng phi ợ, sử nhà nước