Đánh giá sơ bộ về kết quả xây dựng và thực hiện QUBVR thôn

Một phần của tài liệu Lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam (Trang 39 - 40)

8. Xây dựng quy ước/hương ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng

8.2.2. Đánh giá sơ bộ về kết quả xây dựng và thực hiện QUBVR thôn

QUBVR thôn

Nhìn chung ở nhiều nơi sau khi triển khai xây dựng QUBVR thôn, ý thức bảo vệ rừng của dân được nâng cao, nạn phá rừng làn nương rẫy, cháy rừng đã giảm hẳn so với trước đây.. Việc xây dựng QUBVR đã có tác động tích cực đến các mặt sau đây:

- Giúp cho người dân nâng cao nhận thức về lợi ích của rừng và những tác hại của việc mất rừng.

- Tạo cơ hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số duy trì và phát huy bản sắc văn hóa trong việc quản lý tài nguyên thiên thiên của cộng đồng.

- Quy ước do chính cộng đồng dân cư thôn xây dựng phù hợp với điều kiện và lợi ích của họ và do chính họ thực hiện nên quy ước dễđi vào lòng người.

- Việc người dân tự xây dựng và thực hiện quy ước chính là một phương thức tự quản trên địa bàn của cộng đồng dân cư thôn, có tác dụng ngăn chặn ngay từđầu các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

- Góp phần khuyến khích động viên nhân dân tham gia thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, tăng cường thực hiên quy chế dân chủ cơ sở.

- Góp phần đẩy mạnh việc xã hội hóa lâm nghiệp, đưa sự nghiệp bảo vệ rừng trở thành sự nghiệp của toàn dân.

Tuy nhiên việc xây dựng và thực hiện QUBVR cũng bộc lộ một số mặt hạn chế:

- Do chạy theo phong trào, một số nơi muốn làm nhanh nên không tuân thủ đúng các yêu cầu đề ra như Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn xây dựng QUBVR; không khai thác sử dụng đầy đủ tập quán tốt về quản lý đất đai, tài nguyên của cộng đồng; nội dung quy ước thiếu cụ thể, sát hợp với đặc điểm, trình độ của từng cộng đồng, nặng về phổ biến pháp luật hoặc có tình trạng dập khuôn máy móc theo các bản QUBVR của các cộng đồng có đặc điểm khác

- Nội dung phức tạp, khó hiểu và khó nhớ.

- Có QUBVR nhưng thực hiện chưa nghiêm hoặc do cộng đồng thiếu nguồn lực, thường chỉ mới tập trung vào công tác bảo vệ rừng, không có điều kiện đầu tư xây dựng rừng và năng lực điều hành của trưởng thôn, già làng còn yếu; công tác đôn đốc, giám sát của cán bộ kiểm lâm địa bàn thiếu chặt chẽ, việc khai thác gỗ, săn bắn động vật rừng trái phép vẫn còn diễn ra ở một số nơi

Một phần của tài liệu Lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)