Điều kiện kinh tế-xã hội và văn hoá

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 31 - 40)

5. Kết cấu đề tài:

2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội và văn hoá

* Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2012 của huyện là 13,09% (chỉ tiêu đề ra là 13%). Giai đoạn này huyện tập trung phát triển ngành công nghiệp-xây dựng và thương mại-dịch vụ để thúc đẩy tăng trưởng của huyện, tạo việc làm cho người dân đồng thời đưa huyện đi theo hướng là huyện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của huyện Phù Cừ 2006-2012

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tốc độ tăng GDP thực tế (%)

12,5 13,23 12,05 13,41 14,25 14,75 14,50

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phù Cừ năm 2012)

Trên cơ sở bảng số liệu trên, tốc độ tăng trưởng GDP được minh họa biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của huyện Phủ Cừ 2006 - 2012 12.5 13.23 12.05 13.41 14.25 14.75 14.5 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Năm 2013, kinh tế của huyện Phù Cừ duy trì tốc độ tăng trưởng khá, đạt 14,45%, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng-thương mại dịch vụ lần lượt là: 38%-30%-32%. Sản xuất nông nghiệp được mùa toàn diện cả về năng suất, chất lượng, giá trị. Sản lượng lúa và nhãn đạt cao nhất từ trước tới nay. Tổng thu ngân sách đạt gần 209,277 tỷ đồng, đạt 105,4% dự toán, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 25 triệu đồng, giá trị thu trên một hécta canh tác đạt 75 triệu đồng, tạo việc làm mới cho trên 1.500 lao động.

Nhìn chung mức tăng trưởng của huyện Phù Cừ cao nhưng vẫn còn hạn chế đó là tăng trưởng chưa đi vào ổn định. Để thực sự phát triển bền vững về mặt kinh tế thì huyện Phù Cừ cần duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định hằng năm.

* Cơ cấu kinh tế

Từ năm 2006 đến nay, cơ cấu ngành của huyện đã có sự chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và thương mại dịch vụ. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp-công nghiệp, xây dựng-thương mại dịch vụ năm 2012 là 40%-27%-33% (mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện khoá XXIII đề ra là 42%-28%-30%). Sự chuyển dịch

này là phù hợp với xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bảng 2.2: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế theo giá thực tế

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1. Nông nghiệp 496 607 650 707 745 783 921 2. Công nghiệp xây dựng 229 283 306 350 387 423 452 3. Dịch vụ 191 225 251 321 475 610 730

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phù Cừ năm 2012)

Kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát triển toàn diện và vững chắc, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch nhanh và đúng hướng, tăng tỷ trọng chăn nuôi thuỷ sản, rau màu củ quả và dịch vụ nông nghiệp. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2006-2012 đạt 8.010 tỷ đồng; năm 2013 đạt 950 tỷ đồng.

Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đã có giải pháp cụ thể khôi phục, phát triển mở rộng cơ sở sản xuất mây tre đan, thêu tranh xuất khẩu, mộc dân dụng; đưa nghề mới thêu hạt cườm trên vải, đan hàng rào sinh thái...vào sản xuất, thành lập mới làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng. Tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động (toàn huyện có 54 doanh nghiệp ngoài quốc doanh). Xây dựng chương trình quy hoạch và xây dựng nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn 2006-2015 cho các xã, thị trấn. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006-2012 đạt 2.430 tỷ đồng.

Về thương mại, dịch vụ mạng lưới các chợ nông thôn được cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hệ thống kinh doanh, thương mại dịch vụ đồng bộ được hình thành đáp ứng cơ bản nhu cầu trao đổi hàng hoá, phục vụ sản xuất và đời

sống của nhân dân. Dịch vụ vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách phát triển, toàn huyện có hơn 100 ô tô vận chuyển hàng hoá, hành khách. Dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục được đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tiếp nhận đầu tư, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, ưu tiên các nhà đầu tư có dự án lớn, sử dụng nguyên liệu, lao động tại địa phương, đóng góp nhiều cho ngân sách và ít tác động xấu đến môi trường. Tổng giá trị sản xuất ngành thương mại-dịch vụ giai đoạn 2006-2012 thực hiện được 2.803 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 26,1%/năm.

* Dân số và lao động

- Dân số toàn huyện năm 2010 là 77.852 người. Số lao động trong độ tuổi 40.049 người, trình độ dân trí của huyện tương đối khá. Đó là nguồn nhân lực lao động dồi dào tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

- Số lượng lao động trong ngành nông nghiệp được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.3: Lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế

Đơn vị tính: người Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1. Nông nghiệp 33.374 32.368 32.094 27.404 26.972 26.440 25.750 2. Công nghiệp và xây dựng 6.073 6.894 7.369 8.093 8.337 8.835 8.972 3. Dịch vụ 6.344 6.773 6.976 7.201 7.709 7.876 8.648 Tổng số 45.791 46.035 46.439 42.698 43.018 43.151 43.370

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phù Cừ năm 2012)

Qua bảng trên cho thấy, lao động trong ngành nông nghiệp giảm, năm 2006 là 33.374 người, năm 2012 chỉ còn 25.750 người chiếm 59,4% tổng số lao động. Nguyên nhân, là do thu nhập thấp không ổn định nên số lao động

trong ngành nông nghiệp có xu hướng chuyển sang những ngành có mức thu nhập cao hơn để cải thiện cuộc sống.

* Cơ sở hạ tầng

- Về hạ tầng giao thông: những năm qua, hạ tầng kinh tế-xã hội của huyện được chú trọng đầu tư phát triển. Mạng lưới giao thông đường bộ tương đối dày đặc, có quốc lộ 38B chạy qua, nối hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương, tỉnh lộ 202 chạy qua trung tâm huyện nối với tỉnh Thái Bình và huyện Ân Thi, qua huyện Yên Mỹ đi Hà Nội rất thuận tiện. Theo hệ thống sông Luộc, vận tải đường sông là một lợi thế để phát triển kinh tế đường thuỷ với các tỉnh bạn và huyện bạn trong vùng.

Hệ thống giao thông nông thôn thường xuyên được quan tâm, đầu tư nâng cấp để đảm bảo cho hoạt động giao thương. Từ năm 2006 đến nay, nhiều tuyến đường được các cấp từ huyện đến cơ sở đầu tư nâng cấp; riêng năm 2012 đã đầu tư nâng cấp trên 5km đường giao thông nông thôn do huyện quản lý, trên 20km đường do cấp xã và thôn quản lý xây dựng. Đường ra các cánh đồng đã được đầu tư nâng cấp rải bằng vật liệu cứng phục vụ tốt nhu cầu vận chuyển nông sản từ nơi sản xuất đến điểm tập trung tiêu thụ hoặc về nơi bảo quản.

Bảng 2.4: Đường giao thông nông thôn được cứng hoá

Đơn vị tính: km

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1. Đường liên xã do

huyện quản lý

43,5 49 54 79,5 81 90,5 98,7

2. Đường liên thôn do xã quản lý

37 41 44 61 80 85 92

3. Đường ngõ, xóm 21 26 30 58 63 71 78

Thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", hệ thống giao thông nông thôn huyện Phù Cừ tiếp tục phát triển cả về số lượng và được nâng cấp về chất lượng, góp phần tích cực tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư về khu vực nông thôn, tạo công ăn, việc làm, xoá đói, giảm nghèo và giải quyết được nhiều vấn đề kinh tế - xã hội khác. Tính đến ngày 31/12/2012, tuyến đường liên xã trong toàn huyện đã được trải nhựa 100% với bề mặt trung bình là 7m, tăng trên 50% so với năm 2006; tuyến đường liên thôn của các xã đã cơ bản trên 90% được trải bê tông với bề mặt trung bình trên 3,5m; đường làng, ngõ xóm có trên 70% được bê tông hóa và trải bằng vật liệu cứng. Huy động sức dân làm đường giao thông nông thôn ở Phù Cừ đã trở thành nếp và được duy trì từ nhiều năm nay, đặc biệt là sự hỗ trợ thường xuyên từ ngân sách huyện với định mức 20% tổng chi phí “cứng hóa” các tuyến đường giao thông nông thôn theo dự toán, thiết kế huyện phê duyệt đã trở thành “vốn mồi” quan trọng góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển ổn định của phong trào này.

- Về xây dựng hệ thống tưới, tiêu thủy lợi nội đồng: công tác thủy lợi nội đồng thường xuyên được đầu tư sửa chữa, nâng cấp. Từ năm 2006 đến nay, mỗi năm huyện đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp và nạo vét hệ thống kênh tưới, tiêu do cấp huyện quản lý. Ngoài ra huy động trong nhân dân tích cực làm thủy lợi nội đồng. Gần đây nhất năm 2012, toàn huyện nạo vét được trên 178.000 m3, đảm bảo tưới tiêu thuận lợi cho trên 6 nghìn ha đất nông nghiệp, nhờ đó mà năng suất, chất lượng cây trồng được tăng lên. Hiện nay, toàn huyện có 57 trạm bơm lớn, nhỏ do Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện và các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp quản lý và điều hành; hệ thống kênh tưới cấp I có chiều dài trên 30km, kênh tiêu cấp I là trên 50km và toàn bộ hệ thống kênh tưới tiêu cấp I của huyện là trên 100km; bên cạnh

đó hệ thống kênh cấp II, cấp III, các kênh nội đồng đã cơ bản đảm bảo tưới tiêu cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của huyện.

Bảng 2.5: Hệ thống kênh mương huyện Phù Cừ từ năm 2006 - 2012

Đơn vị tính: km

Tiêu chí kênh - mương 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

1. Chiều dài mương tưới 169,5 169,5 169,5 172,8 181 184,7 194,2

- Mương cấp I 17 17 17 20,3 25 28,7 33,5

- Mương cấp II 37,5 37,5 37,5 37,5 41 41 45,7

- Mương cấp III 115 115 115 115 115 115 115

2. Chiều dài mương tiêu 202,7 202,7 202,7 219,7 230,5 242,4 253,7

- Mương cấp I 25 25 25 36 41,2 46,7 54,5

- Mương cấp II 44 44 44 50 55,6 62 65,5

- Mương cấp III 133,7 133,7 133,7 133,7 133,7 133,7 133,7

3. Chiều dài kênh tưới,

tiêu chung 136,6 136,6 136,6 136,6 136,6 136,6 136,6

(Nguồn: Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện Phù Cừ)

Qua bảng 2.5 ta thấy hệ thống kênh mương của huyện Phù Cừ trong 3 năm 2006 - 2008 không có sự thay đổi, không được đầu tư nâng cấp tu sửa vì trong thời gian đó huyện tập trung đầu tư xây dựng 02 trạm bơm mới đó là trạm bơm tiêu La Tiến và trạm bơm tiêu Tống Phan B; sang năm 2009 hệ thống kênh mương lại tiếp tục được đầu tư nâng cấp và chủ yếu là hệ thống kênh cấp I do Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi của huyện quản lý.

- Mạng lưới điện nông thôn: từ năm 2006 đến nay, điện nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng; nếu năm 2006 có 85% số thôn có lưới điện an toàn thì đến năm 2012 là 100% số thôn, xóm của

huyện Phù Cừ đều đã có hệ thống lưới điện an toàn, trong đó có 10 xã đã thực hiện theo chương trình dự án năng lượng nông thôn REII; với tổng chiều dài đường dây hạ thế là 227km, chất lượng điện được nâng lên rõ rệt, tình trạng tổn thất điện được giảm đáng kể từ trên 25% xuống còn khoảng 8 - 12%. So với năm 2006 trở về trước khi chưa triển khai dự án REII thì chất lượng điện ở một số thôn, xóm của các xã rất kém làm ảnh hưởng không nhỏ đến phục vụ sản xuất nông nghiệp như không đảm bảo tưới, tiêu kịp thời làm ảnh hưởng đến năng suất chất lượng cây trồng; không vận hành được các máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp như hệ thống sấy khô nông sản, máy móc chế biến nông sản, máy ấp trứng... tình trạng này đến nay đã được khắc phục. Có thể nói, hệ thống điện nông thôn của huyện Phù Cừ đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp một cách ổn định.

- Hệ thống thông tin liên lạc: từ năm 2006 trở lại đây hệ thống này được quan tâm, đầu tư nâng cấp và hoàn thiện. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện thoại tăng nhanh từ 6 máy điện thoại/100 dân lên 20 máy/100 dân; số xã có cơ sở kinh doanh dịch vụ internet cũng tăng nhanh từ 5 xã, thị trấn năm 2006 đến nay là 14 xã, thị trấn đều có cơ sở kinh doanh internet; hệ thống mạng lưới thông tin di động phát triển mạnh, năm 2006 có 2 mạng dịch vụ là Viettel và Vinaphone thì đến nay phát triển thêm các mạng như Mobilephone, G- mobile, Vietnammobile. Trên 95% dân số trong toàn huyện được tiếp cận các phương tiện nghe, nhìn. Điều đó khẳng định người dân đã được tiếp cận với lĩnh vực công nghệ thông tin và ít nhiều cũng nắm bắt được thông tin thị trường, giá cả, thiên tai, địch họa để có các biện pháp thích hợp ứng phó với những bất lợi xảy ra trong sản xuất kinh tế bền vững nông nghiệp.

- Hệ thống chợ: cơ bản 14/14 xã, thị trấn đã quy hoạch chợ theo tiêu

chí xây dựng nông thôn mới, bên cạnh đó huyện đã đầu tư xây dựng 03 khu chợ đầu mối để tập trung thu mua nông sản cho nông dân.

- Các công trình công cộng khác phục vụ cho phát triển nông nghiệp cũng được đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện như các cơ cơ sở chế biến hàng nông sản, hệ thống kho bảo quản sau thu hoạch...

* Giáo dục, văn hóa, xã hội và y tế

- Công tác giáo dục - đào tạo

Có thể thấy rằng giáo dục đào tạo của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất trường lớp được tăng cường, có 10,9% giáo viên mầm non, 54% giáo viên tiểu học, 26,4% giáo viên trung học cơ sở, 4,3% giáo viên trung học phổ thông đạt trên chuẩn, duy trì công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở; 100% trẻ 5 tuổi được vào mẫu giáo, 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; 95% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông và bổ túc văn hoá, 35% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng.

Tổ chức thực hiện tốt chương trình kiên cố hoá trường lớp của Chính phủ gắn với cụ thể hoá từng tiêu chí ở các bậc học và nhà trường, góp phần thúc đẩy tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia. Hiện nay, có 3/14 trường mầm non; 8/15 trường tiểu học; 1/3 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

- Y tế: Thực hiện có hiệu quả chương trình bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Chủ động thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các trương chình mục tiêu quốc gia về y tế, không có dịch bệnh bùng phát trong huyện, tổ chức tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Hoàn thành mục tiêu 100% các xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.

- Thực hiện chính sách xã hội: Duy trì tốt các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, uống nước nhớ nguồn, nhân đạo, từ thiện trong các tầng lớp nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công, đối tượng có hoàn

cảnh khó khăn, chủ động giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng và quyền lợi của người lao động. Thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh qua các năm, từ 20% năm 2006 xuống còn 7,5% năm 2010.

- Hệ thống tài chính tín dụng: Số lượng các chi nhánh, phòng dao dịch ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân, bước đầu đáp ứng nhu cầu vốn cho sản

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)