Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 27 - 30)

5. Kết cấu đề tài:

1.2.4. Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn

Từ thực tiễn phát triển sản xuất bền vững nông nghiệp ở một số địa phương được trình bày ở trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm chủ yếu như sau:

- Làm tốt công tác quản lý sản xuất nông nghiệp, cơ chế, chính sách trong hệ thống quản lý, dịch vụ công cho nông nghiệp luôn được đổi mới phù hợp với phát triển chung của đất nước. Phân công, phân cấp phù hợp và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các cấp các ngành từ huyện xuống xã về phát triển nông nghiệp. Xây dựng cụ thể chiến lược, chương trình, dự án, kế hoạch từ ngắn hạn đến dài hạn cho phát triển nông nghiệp.

nghiệp ổn định, quy hoạch theo vùng gắn với sản xuất hàng hoá, đáp ứng yêu cầu của việc áp dụng công nghệ và khoa học, đồng bộ với quy hoạch dịch vụ, tổ chức khoa học và công nghệ. Vận động nông dân tự nguyện dồn ruộng đổi thửa, tích tụ và tập trung ruộng đất thành cánh đồng mẫu lớn.

- Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp nhằm tăng giá trị sản xuất, thúc đẩy sự phát triển ngành, nghề phi nông nghiệp, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Chuyển giao thành công công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp điều kiện tiên quyết là chuẩn bị tốt nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghệ.

- Coi trọng nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Trong đó, việc xác định những sản phẩm chủ lực và xây dựng các trung tâm công nghệ cao gắn liền với những vùng chuyên canh nông nghiệp cần được coi là một mũi nhọn trong phát triển bền vững nông nghiệp.

- Xây dựng các mô hình nông nghiệp vừa bảo đảm chất lượng môi trường vừa phù hợp với yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm. Đó chính là phát triển các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Để phát nông nghiệp hữu cơ cần chú trọng: Thứ nhất là thay thế các phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bằng các chất vi sinh hữu cơ; thứ hai, cần phải xây dựng thương hiệu và tạo lòng tin cho người tiêu dùng đối với sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; thứ ba, phát triển nông nghiệp hữu cơ cần có quy trình liên tục từ canh tác - thu hoạch - bao bì, đóng gói và đưa đến tay người tiêu dùng.

- Tập trung nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm sản xuất hàng hoá như: thuỷ lợi, điện, đường giao thông, mặt bằng phục vụ sản xuất và thông tin…

- Chưa thành công: mặc dù đã cố gắng trong vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân, song thực tế việc làm còn thiếu ổn định, thu nhập của người nông dân chưa cao. Nguồn nhân lực và nhiều vấn đề an sinh xã hội còn bất cập. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm, nhưng kết quả giảm nghèo chưa bền vững còn có hộ nghèo phát sinh mới và tái nghèo. Về góc độ môi trường chưa tốt, còn

lạm dụng thuốc hoá học trong sản xuất nông nghiệp, chậm phát triển nền nông nghiệp hữu cơ.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN PHÙ CỪ

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 27 - 30)