5. Kết cấu đề tài:
3.2. Giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp ở huyện Phù Cừ
3.2.1. Áp dụng khoa học công nghệ
- Thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp và người nông dân để họ có đủ khả năng nắm bắt, quản lý và thực hiện, áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất.
- Thực hiện chính sách khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: hỗ trợ kinh phí mua thiết bị cơ giới hoá quy trình sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi sang các loại giống, cây trồng, vật nuôi mới có khả năng sinh lợi cao hơn và ít tác động đến môi trường hơn. Hiện tại ở Phù Cừ đang có xu
hướng chuyển biến tích cực về cây trồng vật nuôi như: vải thu hoạch sớm, nhãn thu hoạch muộn, cam đường canh, cây cảnh, nuôi nhím, nuôi ếch, nuôi ba ba, trồng nấm... Nhưng vẫn còn tự phát, rời rạc và chưa có định hướng phát triển rõ ràng và chưa có thương hiệu riêng. Vì vậy, cần có sự phối hợp của nông dân và cơ quan chức năng để đầu tư công nghệ khoa học kỹ thuật để phát triển các loại này thành những hàng hoá với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu thị trường. Công nghệ áp dụng phải phù hợp trong sản xuất chế biến và bảo quản sản phẩm.
- Huyện phải hướng tới xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Trên cơ sở đó Phù Cừ phải phát triển được cây trồng vật nuôi từ lợi thế của địa phương. Tuy nhiên, để phát triển nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư lớn và lao động chất lượng cao mà nông dân chưa thể đáp ứng được. Vì vậy huyện cần có các chính sách thích hợp, khuyến khích và hỗ trợ áp dụng công nghệ cao vào sản xuất.
- Để phát triển nông nghiệp thì vấn đề cây giống, con giống đóng vai trò rất quan trọng. Nên huyện cần tuyển chọn áp dụng các loại giống mới, phát triển các phương tiện phục vụ sản xuất hiệu quả. Cán bộ phải kịp thời theo giõi phát hiện tình hình chuyển biến nông nghiệp của huyện qua đó có các biện pháp giải quyết phù hợp.
- Hướng dẫn áp dụng công nghệ sinh học, bảo quản, sơ chế nông sản nhằm nâng cao chất lượng nông sản trên thị trường. Ứng dụng giống cây trồng theo nguyên lý bền vững.
3.2.2. Đổi mới tư duy phát triển nông nghiệp
Tạo nhận thức đúng của những người sản xuất hàng hoá ở nông thôn về sự cần thiết xây dựng nền nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ. Sự cần thiết này bắt buộc từ chính lợi ích của họ cũng như lợi ích của cộng đồng.
Phát triển nông nghiệp của huyện theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Sự phát triển nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ phụ thuộc vào sự phát triển công tác nghiên cứu công nghệ sinh học và chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Phát triển nghiên cứu công nghệ sinh học phải được định hướng ưu tiên vào phục vụ trực tiếp và có hiệu quả nhất việc phát triển nông nghiệp sạch và nền nông nghiệp hữu cơ trên cơ sở khai thác, hiện đại hoá những kinh nghiệm sản xuất truyền thống có sẵn. Hiện nay, người nông dân chưa mặn mà với việc sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh trong canh tác, cũng như với những biện pháp sinh học bảo vệ mùa màng và dùng thảo dược trừ sâu bệnh. Nguyên nhân của tình trạng này họ chưa thấy đầy đủ ý nghĩa của việc giữ công nghiệp môi trường trong lành và bảo vệ sức khoẻ. Mặt khác, các biện pháp hữu cơ truyền thống thường mang lại hiệu quả chậm hơn so với việu dùng các chế phẩm hoá học.
Để mở rộng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ cần chú trọng những vấn đề lớn sau đây:
- Sản xuất và sử dụng rộng rãi các loại giống cây trồng và con vật nuôi có khả năng kháng sâu bệnh. Hạn chế việc sử dụng các thuốc thú y và thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc từ các chế phẩm hoá học.
- Áp dụng biện pháp canh tác phòng chống sâu bệnh và cỏ dại mang tính tích cực như làm đất ải, tưới, tiêu nước theo khoa học, trừ cỏ dại và dùng các loại phân hữu cơ.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học, thảo dược để phòng, chống sâu bệnh, kích thích sinh trưởng cây trồng, vật nuôi. Giảm việc sử dụng các chế phẩm hoá học, nếu dùng thì phải đúng theo chỉ dẫn.
Thực tế nông nghiệp của nước ta hiện nay là làm theo phong trào, làm theo lợi ích trước mắt mà chưa có chiến lược cụ thể cho tương lai. Vì vậy, nhất thiết phải thay đổi tư duy lạc hậu này mới có thể làm thay đổi về chất
diện mạo nông nghiệp của huyện. Muốn làm được như vậy thì cần có các hướng dẫn cụ thể cho nông dân, định hướng cho họ vào nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá thật sự. Hướng tới mục tiêu lâu dài trong tương lai bằng cách phát triển nông nghiệp sạch, chất lượng cao phục vụ nhu cầu tại chỗ, trong vùng và hướng tới xuất khẩu. Phải nhận thức rõ ràng nông nghiệp sạch và chất lượng cao mới đem đến sự tồn tại và phát triển bền vững.
Hướng đến canh tác sinh học chú trọng đến bảo vệ môi trường tự nhiên giảm tối thiểu việc sử dụng hoá chất trừ sâu để bảo vệ cây trồng. Khái niệm canh tác sinh học và sinh thái được hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao hàm các kỹ thuật và quy trình canh tác đặc biệt hơn đối với tính bền vững của hệ canh tác, chẳng hạn như canh tác hữu cơ, chức năng sinh học, chính thống và tự nhiên...
Nông nghiệp canh tác chính xác tức là phải hiểu được chính xác đặc điểm của từng loại đất, đặc điểm của các loại cây trồng vật nuôi từ đó có các biện pháp chăm sóc thích hợp nhất, tối ưu hoá đầu vào phù hợp từng vị trí. Đầu vào là giống, phân bón, hoá chất trừ sâu bệnh chỉ nên dùng vào đúng thời điểm, đúng nhu cầu để có hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên phương pháp này cần đầu tư cao về vốn và khoa học công nghệ. Vì vậy, huyện phải có biện pháp hỗ trợ kịp thời và hiệu quả.
3.2.3. Nâng cao trình độ cho người lao động
Mở rộng các loại hình đào tạo, đào tạo tại chỗ, gửi đi đào tạo tại các cơ sở sản xuất lớn, đặc biệt quan tâm nhiều hơn với lao động tay nghề kỹ thuật cho người lao động. Kết hợp chặt chẽ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, đảm bảo đại bộ phận qua đào tạo được bố trí làm việc đúng ngành nghề.
* Đối với người lao động
- Đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề ở khu vực nông thôn, phấn đấu đến năm 2015
có trên 70% và đến năm 2020 có trên 90% lao động trong nông nghiệp được đào tạo nghề, nâng cao tỷ lệ đào tạo nghề dài hạn cho lao động nông nghiệp - nông thôn.
- Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật; kiến thức quản lý; kiến thức kinh tế - thị trường cho nông dân; xây dựng và phổ biến mô hình sản xuất hàng hoá có hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng để nông dân có thể làm theo được.
- Cần hướng dẫn cho nông dân cung cách làm ăn, kinh doanh, sản xuất mới, hiện đại thích ứng được với kinh tế thị trường.
- Cần có chính sách ưu tiên, hỗ trợ đào tạo các con em nghèo không có điều kiện học tập.
* Đối với cán bộ
- Thực hiện tốt chính sách đào tạo, thu hút cán bộ khoa học, cán bộ quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Cải tiến đồng bộ nội dung, phương pháp giáo dục đào tạo. Tăng cường nội dung và thời lượng cho thực hành, thực tập, tiếp thu kiến thức lý thuyết và các quy trình phương pháp đào tạo theo công nghệ tiên tiến trên thế giới vào phương pháp đào tạo cán bộ công chức ngành nông nghiệp.
3.2.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ
Hiện nay tại huyện Phù Cừ có nhiều sản phẩm nông nghiệp có thể xuất khẩu được đến các thị trường nước ngoài, vì vậy phải có chủ trương sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao, chất lượng cao thì mới có thể hướng tới xuất khẩu. Các sản phẩm nông nghiệp khác hầu như chỉ đáp ứng nhu cầu trong vùng vì sản lượng chưa lớn, chưa phải là sản xuất hàng hoá đúng nghĩa nên phải đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất, hướng thị trường tiêu thụ rộng hơn. Để đáp ứng mục tiêu này, cần phải:
- Xây dựng hệ thống thông tin kịp thời dự báo về các thị trường tiềm năng và nhu cầu các loại nông sản có khả năng mang lợi ích kinh tế cao.
- Tạo điều kiện cho nông dân có thể tiếp cận, tham gia các chương trình dự án hợp tác nông nghiệp, các hội chợ hàng nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông dân có thể trực tiếp giới thiệu sản phẩm của mình với người tiêu thụ.
- Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh vào các hoạt động thương mại, cung cấp vật tư máy móc nông cụ phục vụ sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Khôi phục và đẩy mạnh hệ thống thương mại quốc doanh ở huyện, đẩy mạnh hình thức tiêu thụ sản phẩm theo các hợp đồng kinh tế. Xây dựng thị trường đúng nghĩa, mang tính cạnh tranh cao. Có các biện pháp can thiệp kịp thời trong các tình huống khẩn cấp nhằm bảo vệ lợi ích của người nông dân. Có các biện pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng tư thương ép giá, tránh tình trạng được mùa thì mất giá.
3.2.5. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước
- Chính quyền địa phương cần nghiên cứu các giải pháp để quản lý hiệu quả nhất hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương. Chính quyền cần có những định hướng rõ ràng về phát triền nông nghiệp trong tương lai, phải xác định sản phẩm nông nghiệp chủ lực của mình, từ đó có các biện pháp cụ thể.
- Hỗ trợ việc phổ biến và nhân rộng mô hình nông dân kinh doanh sản xuất giỏi.
- Tổ chức giúp các hộ nông dân định hướng sản xuất, tổ chức quản lý áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh doanh. Khuyến khích phát triển các loại hình có quy mô lớn như kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp...
- Đầu tư phát triển nền nông nghiệp sạch, nền nông nghiệp hữu cơ. Hướng đến nền nông nghiệp của huyện nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm
bảo vệ môi trường, lợi ích của người sản xuất và của cả người tiêu dùng. Bằng cách đổi mới và hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp, nâng cao vai trò pháp luật, cũng như các chính sách hỗ trợ nông nghiệp như chính sách đất đai, chính sách tín dụng, hỗ trợ nông dân...
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông hướng vào phát triển nền nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ thông qua việc xây dựng và thực hiện các trương trình khuyến nông cụ thể thích ứng với từng vùng, từng xã.
- Tăng cường kiểm soát lưu thông trên các chế phẩm hoá học có tính chất độc hại. Xác định rõ trách nhiệm của người bán với người mua trong việc hướng dẫn sử dụng và bảo quản các loại chế phẩm hoá học đó.
- Nhà nước nghiên cứu và ban hành các chính sách hỗ trợ hợp lý cho người nông dân trong phát triển nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ, trong đó quan trọng hàng đầu là các biện pháp chuyển giao công nghệ sản xuất nông sản sạch theo yêu cầu thị trường tới những người trực tiếp sản xuất ở nông thôn.
- Tăng cuờng đầu tư cho nghiên cứu công nghệ sinh học và định hướng nghiên cứu vào các chủ đề hiện đại hoá các kỹ thuật canh tác truyền thống, kế thừa và phát triển những yếu tố tích cực của kỹ thuật truyền thống. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp như hệ thống thuỷ lợi, hệ thống đường xá, cơ sở chế biến bảo quản nông sản...
- Chú trọng vai trò dự báo thị trường, tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm nông sản nhằm định hướng phát triển nông nghiệp hợp lý. Quản lý thị trường cạnh tranh công bằng, giảm thiểu thị trường ép giá, sản xuất, tiêu thụ phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Quản lý toàn diện môi trường phát triển nông nghiệp, phòng chống dịch bệnh, giảm tối đa ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuât nông nghiệp.
3.3. Một số kiến nghị
- Để nông nghiệp Phù Cừ phát triển bền vững đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, hợp lý, tăng cường sử dụng các chế phẩm nông nghiệp hữu cơ. Làm được điều này thì huyện cần tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tăng cường đào tạo hướng dẫn khoa học kỹ thuật mới cho nông dân, lao động nông nghiệp. Khuyến khích đầu tư vào công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.
- Một biện pháp rất cần được thực hiện là phải phân biệt được cơ sở nào đã thực hiện được quy trình phát triển bền vững và được chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền. Thực hiện dán nhãn sinh thái với các sản phẩm được tạo ra qua quy trình phát triển bền vững, ví dụ như nhãn rau sạch, cá sạch chất lượng cao, được nuôi trồng đánh bắt theo quy trình phát triển bền vững. Tất nhiên các sản phẩm này phải có giá trị cao hơn các sản phẩm thông thường. Định hình thương hiệu đặt chung cho các sản phẩm sản xuất theo quy trình phát triển bền vững.
- Cần có các quy định cụ thể về tiêu chuẩn môi trường đối với các cơ sở sản xuất, quy định về mức phát thải, điều kiện phát thải của các cơ sở sản xuất khi thải chất thải ra môi trường.
- Cần hình thành một cơ quan chuyên trách về công tác dự báo thị trường nông sản với nguồn nhân lực chất lượng cao giúp dự báo chính xác về thị trường tiềm năng cho nông dân, nhu cầu của thị trường về các loại nông sản, thuỷ sản. Để người dân có thể nắm được biến đổi của thị trường nông sản trong tương lai từ đó huyện sẽ có các chủ trương thích hợp để phát triển nông nghiệp trong tương lai.
KẾT LUẬN
Từ thực tế phát triển sản xuất bền vững nông nghiệp của huyện Phù Cừ, có thể thấy nông nghiệp của huyện những năm qua đã đạt được một số thành tựu nhất định: tốc độ và chất lượng tăng trưởng nông nghiệp đạt được tương đối khá, giá trị sản xuất hàng hóa tăng dần qua các năm; các vấn đề xã hội trong nông thôn của huyện đã từng bước được giải quyết, tỷ lệ nghèo đói đã giảm, giải quyết thêm nhiều việc làm ổn định cho lao động nông thôn; vấn đề môi trường được quan tâm nên môi trường sinh thái cũng như môi trường sản xuất được giữ gìn và cải thiện. Tuy vậy, vẫn còn vấp phải không ít khó khăn và thách thức, làm cản trở sự phát triền sản xuất nông nghiệp của huyện như: tác động của thiên tai, dịch bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp cây trồng, vật nuôi, diện tích đất dành chuyển cho công nghiệp dần tăng lên làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, cải tiến khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất còn chậm...chất lượng sản phẩm nông nghiệp của huyện còn chưa cao, năng suất lao động thực tế vẫn còn thấp, thương hiệu của sản phẩm chưa được định hình rõ ràng trên thị trường, tác động môi trường của ngành còn nhiều diễn biến phức tạp, chính sách quản lý và định hướng phát triển của chính quyền địa phương chưa đồng bộ đã tác động đến sự phát triển của ngành và định hướng