Đổi mới tư duy phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 79 - 81)

5. Kết cấu đề tài:

3.2.2. Đổi mới tư duy phát triển nông nghiệp

Tạo nhận thức đúng của những người sản xuất hàng hoá ở nông thôn về sự cần thiết xây dựng nền nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ. Sự cần thiết này bắt buộc từ chính lợi ích của họ cũng như lợi ích của cộng đồng.

Phát triển nông nghiệp của huyện theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Sự phát triển nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ phụ thuộc vào sự phát triển công tác nghiên cứu công nghệ sinh học và chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Phát triển nghiên cứu công nghệ sinh học phải được định hướng ưu tiên vào phục vụ trực tiếp và có hiệu quả nhất việc phát triển nông nghiệp sạch và nền nông nghiệp hữu cơ trên cơ sở khai thác, hiện đại hoá những kinh nghiệm sản xuất truyền thống có sẵn. Hiện nay, người nông dân chưa mặn mà với việc sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh trong canh tác, cũng như với những biện pháp sinh học bảo vệ mùa màng và dùng thảo dược trừ sâu bệnh. Nguyên nhân của tình trạng này họ chưa thấy đầy đủ ý nghĩa của việc giữ công nghiệp môi trường trong lành và bảo vệ sức khoẻ. Mặt khác, các biện pháp hữu cơ truyền thống thường mang lại hiệu quả chậm hơn so với việu dùng các chế phẩm hoá học.

Để mở rộng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ cần chú trọng những vấn đề lớn sau đây:

- Sản xuất và sử dụng rộng rãi các loại giống cây trồng và con vật nuôi có khả năng kháng sâu bệnh. Hạn chế việc sử dụng các thuốc thú y và thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc từ các chế phẩm hoá học.

- Áp dụng biện pháp canh tác phòng chống sâu bệnh và cỏ dại mang tính tích cực như làm đất ải, tưới, tiêu nước theo khoa học, trừ cỏ dại và dùng các loại phân hữu cơ.

- Sử dụng các chế phẩm sinh học, thảo dược để phòng, chống sâu bệnh, kích thích sinh trưởng cây trồng, vật nuôi. Giảm việc sử dụng các chế phẩm hoá học, nếu dùng thì phải đúng theo chỉ dẫn.

Thực tế nông nghiệp của nước ta hiện nay là làm theo phong trào, làm theo lợi ích trước mắt mà chưa có chiến lược cụ thể cho tương lai. Vì vậy, nhất thiết phải thay đổi tư duy lạc hậu này mới có thể làm thay đổi về chất

diện mạo nông nghiệp của huyện. Muốn làm được như vậy thì cần có các hướng dẫn cụ thể cho nông dân, định hướng cho họ vào nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá thật sự. Hướng tới mục tiêu lâu dài trong tương lai bằng cách phát triển nông nghiệp sạch, chất lượng cao phục vụ nhu cầu tại chỗ, trong vùng và hướng tới xuất khẩu. Phải nhận thức rõ ràng nông nghiệp sạch và chất lượng cao mới đem đến sự tồn tại và phát triển bền vững.

Hướng đến canh tác sinh học chú trọng đến bảo vệ môi trường tự nhiên giảm tối thiểu việc sử dụng hoá chất trừ sâu để bảo vệ cây trồng. Khái niệm canh tác sinh học và sinh thái được hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao hàm các kỹ thuật và quy trình canh tác đặc biệt hơn đối với tính bền vững của hệ canh tác, chẳng hạn như canh tác hữu cơ, chức năng sinh học, chính thống và tự nhiên...

Nông nghiệp canh tác chính xác tức là phải hiểu được chính xác đặc điểm của từng loại đất, đặc điểm của các loại cây trồng vật nuôi từ đó có các biện pháp chăm sóc thích hợp nhất, tối ưu hoá đầu vào phù hợp từng vị trí. Đầu vào là giống, phân bón, hoá chất trừ sâu bệnh chỉ nên dùng vào đúng thời điểm, đúng nhu cầu để có hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên phương pháp này cần đầu tư cao về vốn và khoa học công nghệ. Vì vậy, huyện phải có biện pháp hỗ trợ kịp thời và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 79 - 81)