Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 85 - 88)

5. Kết cấu đề tài:

3.3. Một số kiến nghị

- Để nông nghiệp Phù Cừ phát triển bền vững đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, hợp lý, tăng cường sử dụng các chế phẩm nông nghiệp hữu cơ. Làm được điều này thì huyện cần tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tăng cường đào tạo hướng dẫn khoa học kỹ thuật mới cho nông dân, lao động nông nghiệp. Khuyến khích đầu tư vào công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

- Một biện pháp rất cần được thực hiện là phải phân biệt được cơ sở nào đã thực hiện được quy trình phát triển bền vững và được chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền. Thực hiện dán nhãn sinh thái với các sản phẩm được tạo ra qua quy trình phát triển bền vững, ví dụ như nhãn rau sạch, cá sạch chất lượng cao, được nuôi trồng đánh bắt theo quy trình phát triển bền vững. Tất nhiên các sản phẩm này phải có giá trị cao hơn các sản phẩm thông thường. Định hình thương hiệu đặt chung cho các sản phẩm sản xuất theo quy trình phát triển bền vững.

- Cần có các quy định cụ thể về tiêu chuẩn môi trường đối với các cơ sở sản xuất, quy định về mức phát thải, điều kiện phát thải của các cơ sở sản xuất khi thải chất thải ra môi trường.

- Cần hình thành một cơ quan chuyên trách về công tác dự báo thị trường nông sản với nguồn nhân lực chất lượng cao giúp dự báo chính xác về thị trường tiềm năng cho nông dân, nhu cầu của thị trường về các loại nông sản, thuỷ sản. Để người dân có thể nắm được biến đổi của thị trường nông sản trong tương lai từ đó huyện sẽ có các chủ trương thích hợp để phát triển nông nghiệp trong tương lai.

KẾT LUẬN

Từ thực tế phát triển sản xuất bền vững nông nghiệp của huyện Phù Cừ, có thể thấy nông nghiệp của huyện những năm qua đã đạt được một số thành tựu nhất định: tốc độ và chất lượng tăng trưởng nông nghiệp đạt được tương đối khá, giá trị sản xuất hàng hóa tăng dần qua các năm; các vấn đề xã hội trong nông thôn của huyện đã từng bước được giải quyết, tỷ lệ nghèo đói đã giảm, giải quyết thêm nhiều việc làm ổn định cho lao động nông thôn; vấn đề môi trường được quan tâm nên môi trường sinh thái cũng như môi trường sản xuất được giữ gìn và cải thiện. Tuy vậy, vẫn còn vấp phải không ít khó khăn và thách thức, làm cản trở sự phát triền sản xuất nông nghiệp của huyện như: tác động của thiên tai, dịch bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp cây trồng, vật nuôi, diện tích đất dành chuyển cho công nghiệp dần tăng lên làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, cải tiến khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất còn chậm...chất lượng sản phẩm nông nghiệp của huyện còn chưa cao, năng suất lao động thực tế vẫn còn thấp, thương hiệu của sản phẩm chưa được định hình rõ ràng trên thị trường, tác động môi trường của ngành còn nhiều diễn biến phức tạp, chính sách quản lý và định hướng phát triển của chính quyền địa phương chưa đồng bộ đã tác động đến sự phát triển của ngành và định hướng phát triển bền vững của huyện. Vì vậy, trong tương lai để có phát triển bền vững nông nghiệp của huyện cần có sự quan tâm ủng hộ và đồng lòng của chính quyền huyện và người dân địa phương để nỗ lực phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những khó khăn, thách thức để nâng cao giá trị, chất lượng sản xuất nông nghiệp, phát triển bền vững nông nghiệp của huyện phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh bền vững trong quy hoạch, bền vững trong tương lai./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2006), Phát triển nông nghiệp,

nông thôn bền vững, Hội nghị phát triển bền vững toàn quốc lần thứ 2.

2. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi

năm đổi mới quá khứ và hiện tại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Hoàng Thị Chỉnh (2010), “Để nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững”,

Tạp chí Phát triển kinh tế, (số 43).

4. Nguyễn Sinh Cúc (2009), “Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn và

nông dân”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 25).

5. Lưu Đức Hải - Nguyễn Ngọc Sinh (2011), Quản lý môi trường cho sự phát

triển bền vững, Nxb Đại học quốc gia Hà nội.

6. Học viện Chính trị Hồ Chí Minh khu vực I (2013), Giáo trình Kinh tế học

phát triển, Nxb Thống kê, Hà Nội.

7. Nguyễn Quốc Hùng (2010), Một số vấn đề về ô nhiễm và suy thoái đất đai

ở Việt Nam hiên nay, Nxb Chính trị Quốc gia.

8. Huyện uỷ Phù Cừ (2011), “Nghị quyết số 10 Về chương trình phát triển

kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2011-2015”,

9. Phạm Thị Khanh (2005), “Đẩy mạnh phát triển nền bền vững nông nghiệp

ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 32).

10. Phạm Thị Khanh (2010), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát

triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

11. Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2009 (2010), Nxb Thống kê.

12. Phòng Thống kê huyện Phù Cừ (2011), “Niên giám thống kê 2006-2010

của huyện Phù Cừ”,

13. Nguyễn Danh Sơn (2010), Nông nghiêp, nông thôn, nông dân Việt nam

trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại, Nxb Khoa học xã

14. Nguyễn Trần Trọng (2011), “Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong nền

kinh tế thị trường hội nhập giai đoạn 2011-2020”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế,

(số 37).

14. Nguyễn Song Tùng (2006), “Một số vấn đề về phát triển bền vững nông

nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu Phát triển bền vững, (số 3).

16. Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,

nông thôn ở Việt Nam- Con đường và bước đi. Nxb Chính trị Quốc gia.

17. Uỷ ban nhân dân huyện Phù Cừ (2011), “Báo cáo tổng kết nông nghiệp 5

năm (2006-2010). Định hướng hoạt động nông nghiệp đến năm 2015”,

18. Uỷ ban nhân dân huyện Phù Cừ (2011), “Báo cáo tổng kết 5 năm công tác

quản lý tài nguyên – môi trường (2006-2010) và quy hoạch, quản lý đến năm 2020”,

19. Uỷ ban nhân dân huyện Phù Cừ (2012), “Báo cáo về tình hình xây dựng

nông thôn mới của huyện”,

20. Hồ Văn Vĩnh (2008), “Đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới”, Tạp chí Cộng sản, (số 78) .

Website:

21. http://kinhtevadubao.com.vn, “Giải bài toán phát triển bền vững nông nghiệp tại Việt Nam”, ngày 04/07/2014.

22. http://www.nhandan.com.vn, “Phát triển sản xuất bền vững nông nghiệp, hiệu quả”, ngày 22/12/2013.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 85 - 88)