Cận lâm sàng

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng và một số yéu tố liên quan của tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh (Trang 50 - 52)

4.2.2.1. Thay đổi khí máu

PCO2 tăng và PO2 giảm gặp ở 37,5% bệnh nhân, chỉ có PO2 giảm chiếm 4,2%, chỉ có tăng PCO2 chiếm 27,1%, tuy vậy có 31,2% không thay đổi.

Aly H và CS [20] tiến hành so sánh lâm sàng và yếu tố nguy cơ xuất hiện tràn khí ở trẻ sơ sinh trong nghiên cứu hồi cứu số liệu 10 năm. Đối tượng nghiên cứu được chia theo trẻ có cân nặng ≤ 2500 g và nhóm > 2500 g. Đối với nhóm ≤ 2500 g, tác giả thấy việc chẩn đoán TKMP thực hiện vào trung bình 34 giờ sau sinh. Tác giả cũng nhận thấy những trẻ này thường thừa CO2 và cần phải cung cấp O2. và 89% cần phải thở máy.

Clark SD [35] thấy thay đổi khí máu trong TKMP sơ sinh là rất trầm trọng. Tác giả cho rằng thở oxy 100% cũng không cải thiện hay rất ít tình trạng suy hô hấp mà ngược lại còn dẫn đến tình trạng ngộ độc, xơ phổi hay bệnh ROP.

Nghiên cứu của Phó Nhật Tân [11] tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng về yếu tố tiên lượng trẻ sơ sinh viêm phổi cũng cho thấy trẻ thiếu kiềm nguy cơ tử vong do suy hô hấp tăng 6,57 lần so với trẻ viêm phổi không bị thiếu kiềm khi suy hô hấp.

4.2.2.1. Vị trí tràn khí

Trên phim X quang phổi có 29/48 trẻ tràn khí một bên phải chiếm 60,3% và đây là cũng là dạng hay gặp nhất. Tràn khí đơn thuần bên trái gặp ở

13 bệnh nhân chiếm 27,1%. Có 2 trẻ TKMP 2 bên chiếm 4,2%. Đặc biệt có 1 trẻ kết hợp tràn khí với tràn dịch/mủ màng phổi và 3 trường hợp kết hợp tràn khí trung thất chiếm 6,3% (bảng 3.10). Kết quả của chúng tôi tương tự với kết quả của Đinh Phương Anh là 61% bên phải và 14,6% bên trái, 2 bên là 24,4% [4].

Theo S. Ngerncham và CS, TKMP bên phải cũng chiếm tỷ lệ cao là 61,4% so với bên trái là 25%, ngoài ra tràn khí 2 bên là 13,6%. Abdellatif MA và CS [16] ở Cairo Ai Cập nghiên cứu 59 trẻ sơ sinh nhẹ cân mắc TKMP trong năm 2010-2011 cho thấy tràn khí bên phải chiếm tỷ lệ cao nhất 64,4% trong khi đó tràn khí bên trái chỉ chiếm 18,6% và tràn khí 2 bệnh chiếm tỷ lệ 16,95%. Rasmesh Bhat Y và CS cũng nhận xét thấy ở Ấn Độ [58] trong giai đoạn 2006-2008 các trường hợp sơ sinh có ứ khí trong khoang màng phổi được khẳng định bằng X quang, tác giả nhận thấy 84% bệnh nhân có tràn khí bên phải và đây cũng là tràn khí phổ biến. Kết quả của chúng tôi tương tự kết quả của Ali R và CS. Theo kết quả có 50% tràn khí bên phải, 20% bên trái và 30% cả 2 bên [19].

Một số tác giả nước ngoài khác cũng có kết quả tương tự [17], [23], [40], [42].

Nhìn chung do nguồn gốc phôi thai học và cấu trúc giải phẫu nên TKMP thường xảy ra từng bên riêng biệt nên tràn khí 1 bên xảy ra nhiều hơn 2 bên; TKMP hay gặp ở bên phải hơn có thể do sự phân phối khí không đều trong những nhịp thở đầu tiên [56]. Hoặc là do phế quản gốc phải thẳng hơn phế quản gốc trái nên khi phải đặt ống nội khí quản để thông khí nếu ống vào sâu hơn mức quy định thì khi thông khí lượng không khí vào phổi phải nhiều hơn phổi trái gây căng giãn phế nang và dễ gây TKMP phải hơn.

Trong nghiên cứu TKMP của chúng tôi chủ yếu là tràn khí mức độ nhẹ chỉ chiếm 35,4%, mức độ nặng chiếm 64,6% còn các trường hợp TKMP 2

bên chủ yếu là mức độ nhẹ. Kết quả này giống với kết quả của Sunam và cộng sự là nhẹ chiếm 13%, nặng chiếm 40% [23].

Khi có khí trong khoang màng phổi áp lực âm trong khoang màng phổi mất đi cản trở máu về tim làm giảm cung lượng tim kèm theo tình trạng SHH làm cung cấp thiếu oxy cơ tim nên ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch lúc đầu có thể bù trừ được bằng tăng nhịp tim sau mất bù nếu không được xử lý kịp thời nhịp tim giảm xuống. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 32/48 trẻ (66,7%) có biến đổi về nhịp tim trong đó trong đó nhịp nhanh chiếm 60,4% còn nhịp chậm chiếm 6,3%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống với kết quả của Đinh Phương Anh là có 58,5% trẻ có biến đổi nhịp tim [4].

Một số tác giả như Soffiati M [63], ngoài dùng X quang truyền thống để chẩn đoán TKMP đã sử dụng soi phổi và siêu âm phổi để phát hiện bệnh cho kết quả tốt trên 70% các trường hợp.

4.2.2.2. Mức độ tràn khí

Hình 3.3 cho thấy có 64,6% bệnh nhân có tràn khí nặng và 35,4% có tràn khí nhẹ.

Trong nghiên cứu TKMP ở sơ sinh, Ozer EA và CS cố gắng xác định yếu tố liên quan đến tử vong của trẻ này đồng thời tìm yếu tố liên quan đến khả năng mắc bệnh của trẻ. Có 60 trẻ trong số 5929 sơ sinh mắc TKMP thì tỷ lệ tử vong của các trẻ này là 30% (18 trẻ). Tác giả nhận thấy những trẻ có kích thích tràn khí trên 20% trên phim phổi thì tiên lượng rất xấu [57].

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng và một số yéu tố liên quan của tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)