Bệnh có sẵn tại phổi

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng và một số yéu tố liên quan của tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh (Trang 59 - 60)

Tất cả các trường hợp tràn khí đều thứ phát sau bệnh lý tại phổi hoặc ngạt do các nguyên nhân khác cần thông khí hỗ trợ [4], [40]. Trong nghiên cứu của chúng tôi số trẻ bị TKMP có hội chứng hít phân xu cao nhất là 11/48 chiếm 22,9%, bệnh màng trong 10/48 chiếm 20,8%, chậm tiêu dịch phổi 7/48 chiếm 14,6%, viêm phổi 6/48 chiếm 12,5%, thoát vị cơ hoành 3/48 chiếm 6,3%. Có 6 trường hợp không có bệnh đi kèm chiếm 12,5% (bảng 3.19).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống với kết quả của Đinh Phương Anh số trẻ TKMP có hội chứng hít phân su chiếm tỷ lệ cao nhất là 31,7% sau đó đến bệnh màng trong chiếm 29,3% [4]. Với những trẻ bị bệnh màng trong được áp dụng liệu pháp Sulfartant thì giảm nguy cơ phải sử dụng các biện pháp thông khí cơ học [11]. Nhìn chung kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của nhiều tác giả khác [17], [19], [23], [40].

Phó Nhật Tân [11] cũng thấy trong số bệnh nhân viêm phổi của mình có 4,62% trường hợp có tràn khí dẫn đến suy hô hấp nặng và bệnh nhân bị ngạt khi sinh khi viêm phổi nguy cơ nặng tử vong tăng lên 5,52 lần.

Nghiên cứu của Ji L [44] ở Trung Quốc bệnh phổi ướt, viêm phổi và hội chứng suy hô hấp làm tăng nguy cơ TKMP lên 7,898; 6,272; 6,090 lần theo thứ tự.

Zenciroglu A và CS [66] trong thời gian 2003-2005 tại bệnh viện Dr Sami Ulus, Thổ Nhĩ Kỳ thấy tỷ lệ TKMP ở sơ sinh là 1,3%. Các nguyên nhân

của TKMP là viêm phổi (4 ca), thở nhanh tạm thời (7 ca), SHH (5 ca), hít phân su (3 ca), thở CPAP (4 ca), ngạt (5 ca), hồi sửc tim phổi (4 ca).

Tại Malaysia Boo NY và CS[28] nghiên cứu những yếu tố liên quan đến trán khí màng phổi ở trẻ sơ sinh trong đơn vị điều trị tích cực cho kết quả như sau: trẻ bị hít phân su (OR=2,1), trẻ phải thở máy (OR=3,9), trẻ mắc nhiễm khuẩn máu (OR=1,6) và trẻ thở CPAP (OR=0,5, tương quan ngược) là những yếu tố làm tăng và giảm nguy cơ TKMP ở trẻ sơ sinh.

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng và một số yéu tố liên quan của tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh (Trang 59 - 60)