Tràn khí màng phổi sơ sinh chủ yếu gặp ở trẻ trai (62,5%), tuổi vào viện dưới 24 giờ chiếm 75%.
Triệu chứng toàn thân gặp phổ biến là bỏ bú (100%) sau đó là li bì (87,5%), da tái (54,2%), hạ nhiệt độ (10,4%) và sốt 8,3%. Trẻ vào viện trong tình trạng suy hô hấp biểu hiện thở rên (91,7%), thở nhanh (87,5%), rút lõm lồng ngực (85,4%), tím môi (79,2%), cơn ngừng thở (35,4%). Ngoài ra còn thở chậm 10,4%, tím đầu chi 47,9%, tím toàn thân 25%. Thực thể ở phổi gồm RRPN giảm và khoang liên sườn giãn đều chiếm 85,4%, lồng ngực vồng chiếm 68,8%, di động lồng ngực kém chiếm 64,6%.
Có 37,5% bệnh nhân có biểu hiện giảm PO2 và tăng PCO2. Tràn khí chủ yếu gặp ở bên phải chiếm 60,3%, bên trái 27,1%, cả 2 là 4,2%. Theo phân loại mức độ tràn khí trên X quang chúng tôi gặp mức độ nặng là 64,6%.
2. Một số yếu tố liên quan đến tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh
Tiền sử hỗ trợ hô hấp như bóp bóng, thở CPAP và thở máy có tỷ lệ lần lượt là 33,3%, 4,2% và 14,6%. Các bệnh có sẵn tại phổi như bệnh màng trong, hít phân su, chậm tiêu dịch phổi, viêm phổi, thoát vị cơ hoành có tỷ lệ theo thứ tự là 20,8%, 22,9%, 14,6%, 12,5% và 6,3%. Đẻ mổ chiếm 52,1%, đẻ ngạt 22,9%, 5 trường hợp mẹ có tiền sử đái tháo đưởng, trẻ đủ tháng/non tháng (43,8% và 52,1%), cân nặng khi sinh của trẻ dưới 2500g chiếm 54,2%. Tuổi khởi phát bệnh trước 24h chiếm 52,1%,
KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu bệnh nhân sơ sinh mắc tràn khí màng phổi tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ 2013-2015 chúng tôi có một số kiến nghị như sau:
1. Quản lý thai nghén tốt để hạn chế tỷ lệ đẻ non/nhẹ cân, phát hiện điều trị các bệnh ở trẻ sơ sinh như bệnh màng trong, chậm tiêu dịch phổi, tránh nguy cơ mắc hội chứng hít, đẻ ngạt, tránh lạm dụng chỉ định mổ đẻ ở cả trẻ đủ và non tháng. Tăng cường truyền thông về phụ nữ có nguy cơ sinh con có thể mắc tràn khí màng phổi để họ phối hợp với với bên y tế nhằm phát hiện, hạn chế hậu quả của tràn khí gây ra cho trẻ.
2. Tôn trọng và thực hiện đúng chỉ định thở máy, thở áp lực dương. Tăng cường theo dõi khi trẻ đang thở máy để phát hiện và xử trí kịp thời tràn khí màng phổi và hậu quả của tràn khí màng phổi cho trẻ sơ sinh tránh gánh nặng điều trị và nguy cơ tử vong ở trẻ này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Nguyễn Quang Anh (2003): “Sơ sinh”, Bài giảng nhi khoa tập 1, Nhà xuất bản y học, Hà Nội 2003, trang 122- 165.
2.Đặng Phương Kiệt (1988): “ Tràn khí màng phổi – Tràn khí trung thất” ,
Hồi sức nhi khoa – Nguyên lý và kỹ thuât, Nhà xuất bản y học, Hà Nội 1988, trang 83 – 84.
3.Đặng Phương Kiệt (1988): “ Kỹ thuật đặt ống dẫn lưu lồng ngực” , Hồi sức nhi khoa – Nguyên lý và kỹ thuât, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, trang 108 – 110.
4. Đinh Phương Anh (2006), “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, kết quả điều trị TKMP ở trẻ sơ sinh tại khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Trung ương”, luận văn tốt nghiệp chuyên khoa II- Đại học Y Hà Nội 2006.
5. Hà Công Thanh và CS (2000): “ Đánh giá khả năng làm sạch mủ, khí màng phổi bằng phương pháp mở màng phổi tối thiểu hút liên tục dưới áp lực âm” (2000), Nhi khoa – Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học năm 2000, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 2000, trang 161 – 169.
6. Hoàng Minh (1996), “Tràn khí màng phổi”, Cấp cứu ho ra máu, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, Nhà xuất bản y học, Hà Nội 1999, trang 56- 93.
7. Hoàng Tăng Bình (2004): “Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị ngoại khoa tràn khí màng phổi tự phát”, Luận án tiến sĩ Y học, Hà Nội 2004.
8. Ngô Đức Kiểm (2013), “Đặc điểm giải phẫu sinh lý hệ hô hấp trẻ em”, Bài giảng nhi khoa tập 2, Nhà xuất bản y học, Hải Phòng 2013, trang 155 – 156.
9. Nguyễn Thị Kim Loan (2009), “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, nguyên nhân và kết quả điều trị TKMP tự phát tại Hải Phòng trong 5 năm 2005-2009” - Luận văn bác sỹ chuyên khoa II - Hải Phòng năm 2009.
10. Nguyễn Văn Tường, Trịnh Bỉnh Dy (2007), “Sinh lý hô hấp”, Bài giảng sinh lý học tập 2, Nhà xuất bản y học, Hà Nội 2007, trang 199- 226.
11. Phó Nhật Tân (2014), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng nặng trong viêm phổi sơ sinh tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng ”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, chuyên ngành Nhi, Đại học Y Dược Hải Phòng
12. Trần Đình Long (2003), “Tháo tràn khí màng phổi”, Các kỹ thuật và sử dụng thuốc trong sơ sinh học, Nhà xuất bản y học, Hà Nội 2003, trang 25-28. 13. Trần Đình Long (2003): “Bệnh lý hô hấp”, Bệnh lý sơ sinh học, Nhà xuất bản y học, Hà Nội 2003.
14. Trần Quỹ (2003), “Đặc điểm giải phẫu, sinh lý, bộ phận hô hấp trẻ em”,
Bài giảng nhi khoa tập 1, Nhà xuất bản y học, Hà Nội 2003, trang 276.
15. Trường Đại Học Y Hà Nội (2004), “Thông khí phổi và thăm dò chức năng thông khí phổi”, chuyên đề sinh lý học – Tài liệu dành cho đối tượng sau đại học, Hà Nội 2004, trang 49-51.
II. Tiếng Anh
16. Abdellatif MA et al (2012), “Pneumothorax in the neonatal intensive care unit in Cairo University Hospital”, J Egypt Soc Parasitol, 42(2): 495-506. 17. Adolreza malek, Nagress Afzali, Mojtaba Meshkat (2011), “Pneumothorax after Mechanical Ventilation in Newborn” trên “Iran Journal Pediatric” 3/2011; vol 21; trang: 45-50.
18. Aliabadi B, Moghtadenri M, Navali F et al (2010), “Predisposing factors, incidence and mortality of pneumothorax in neonatal intensive care unit in Isfahan, Iran” tại khoa nhi ĐH khoa học y học Isfahan, Iran.
19. Ali R, Ahmed S, Quadir R et al (2013), “Pneumothorax in neonatal tertiary care unit: case series”, Oman madical Journal, 28; trang 67-69. 20. Aly H et al (2014), “Pneumothorax in the newborn: clinical presentation, risk factors and outcomes”, J Matern Fetal Neonatal Med, 27(4): 403-6. 21. Andrea Zimmermam (2012), “ Pneumothorax”, “Neonatal Emergecies”, trang 410 đến 416, nhà xuất bản Cambridge University Press, xuất bản trực tuyến 3/ 2012.
22. Arda IS, Gurakan B, Aliefendioglu D, Tuzun M (2002): “treatment of pneumothorax in newborns: use of venous catherter versus chest tube” ,
Pediatrics Int, 2002 Feb, 44, trang 78 – 82.
23. Apiliogullari B et al (2011), “Evaluation of neonatal pneumothorax”, J Int Med Res, 39(6):2436-40.
24. Banaszak I, Schoeneich N, Wojsyk (2011), “Analysis of incidence and clinical picture of pneumothorax in children”, Article in Polish, 186, pg 335- 339.
25. Benterud T et al (2009), “Cesarean section is associated with more frequent pneumothorax and respiratory problems in the neonates”, Acta Obstet Gynecol Scand, 88(3): 359-61.
26. Bhat Yellanthoor R et al (2014), “Frequency and intensive care related risk factors of pneumothorax in ventilated neonates”, Pulm Med, 10.1155, Epub.
27. Bhatia R et al (2011), “Identification of pneumothorax in very preterm infants”, J Pediatr, 159(1): 155-120.
28. Boo NY et al (2011), “Risk factors associated with pneumothorax in Malaysian neonatal intensive care units”, J Paediatr Child Health, 47(4):183- 90.
29. Canpolat FE, Sadik Yutturan, Yudakok M (2006), “Fibrin glue for persistent pneumothorax in an extremetry low birth weight infant”, Indian Pediatrics, 43,17/7/2006
30. Celal Devecioglu, Refik Ulku, S. Katar et al (2006), “Symptomatic Spontaneous pneumothorax in tern newborns”, Pediatr Surg Int, 22, pg 755- 758.
31. Chapdeleine J et al (2004), “Spontaneous pneumomediastinum: are we overinvestigating?”, J Pediatr Surg, 39(5):681-4.
32. Chen D, Huang XL, Li Xp (2012), “Clinical application of high frequency oscillatory ventilation for the treatment of neonatal pneumothorax”, Ariticle in Chinese, 14, pg 499-451.
33. Cizmeci MN et al (2013), “The utility of special radiological signs on routinely obtained supine anteroposteror chest radiographs for the early recogniion of neonatal pneumothorax”, Neonatology, 104(4): 305-11.
34. Cizmeci MN et al (2015), “An abrupt increment in the respiratory rate is a sign of neonatal pneumothorax”, J Matern Fetal Neonatal Med, 28(5):583-7. 35. Clark SD et al (2014), “Administration of 100% oxygen does not hasten resolution of symptomatic”, J Perinatol, 34(7): 528-31.
36. Cosmi E, Poglion N, Treoisanuti D et al (2005), “Neonatal Pneumothorax: comparision between neonatal transfers and in born infants”, Perinat J Med, 33: pg 449-454.
37. Duong HH et al (2014), “Pneumothorax in neonates: Trends, predictors and outcomes”, J Neonatal Perinatal Med, 7(1):29-38.
38. Esme H et al (2008), “The factors affecting persistent pneumothorax and mortality in neonatal pneumothorax”, Turk J Pediatr, 50(3): 242-6.
39. Fox Ww et al (1978), “A closed system device for diagnosis and evaluation off neonatal pneumothoraces”, Crit Care Med, 6(6): 376-7.
40. Hidir Esme, Okan Solak, Ome Dogru (2008), “The factor affecting persistent pneumothorax and mortality in neonatal pneumothorax”, The Turkish Journal of Pediatric, 50: 242-246.
41. Ilce Z, Gundogdu G, Kara C, Ilkkan B, Celayir S, Tom Nichol, et al (2002): “Which patient are at risk? Evalution of the morbidity and mortality in newborn pneumothorax”, Indian pediatrics, 40, pg 325-328.
42. Jang Yong Jin, Tae Ock Park et al (2011), “Charcteristics of pneumothorax in neonatal intensive care unit”, Journal Korean neonatal, 18, pg, 257-264.
43. Jang EM, Joo JW, Sohn YJ et al (2008), “Symptomatic spontaneous pneumothorax in the newborn : comorbidities and outcome”, Journal Korean Neonatal, 15 (2), pg 166-171.
44. Ji L et al (2013), “Etiology and prevention of neonatal pneumothorax”,
Zhongguo Dang Dai Er Ke Za Zhi, 15(8): 623-6.
45. Jokil Benternd, Leiv Sanvik, Rolf Lindoman (2009), “Caesarean is associated with more frequent pneumothorax and respiratory problems in neonates”, 3, pg 359-361.
46. Garcia-Munoz-Rodrigo F et al (2014), “Influence of gestational age, type of delivery, and resuscitation, on the incidence of pneumothorax in term neonates”, An Pediatr (Barc), 80(3): 138-43.
47.Girard I et al (2012), “Risk factors for developing pneumothorax in full – term neonates with respiratory distress”, Arch Pediatr, 19(4): 368-73.
48. Kitsommart R et al (2011), “Positive airway pressure levels and pneumothorax: a case-control study in very low birth weight infants”, J Matern Fetal Neonatal Med, 24(7):912-6.
49. Light RW, Murray JF, Nadel JA, (1994) “Pneumothorax”, Texbook of respiration medicine 2nd edition Philadelphia PA, WB Saunders, 1994, pg 2093- 2210.
50. Litmanovitz I et al (2008), “Expectant managtement of pneumothorax in ventilated neonates”, Pediatrics, 122(5): e 975-9.
51. Malcolm I. Levene, David I. Tudehope (2000) “Respiratory disorder”,
Neonatal medicine, 3nd edition, Blackwell Science Pty Ltd, 2000, pg 93 – 114. 52. Malek A et al (2011), “Pneumothorax after mechanical ventilation in newnborns”, Iran J Pediatr, 21(1):45-50.
53. Migliaro F et al (2014), “Lung ultrasound-guided emergency pneumothorax needle aspiration in a very preternm infant”, BMJ Case Rep, 14;2014.
54. Migliori C, Campana A, Cattarelli D, Pontiggia F, Chirico G, (2003) “Pneumothorax during Nasal- CPAP: a predictable complication”, Pediatric Med chir, 25(5), pg 345-348.
55. Navaei F et al (2010), “Predisposing factors, incidence and mortality of pneumothorax in a neonatal intensive care unit in Isfahan, Iran”, Zhongguo Dang Dai Er Ke Za Zhi, 12(6): 417-20.
56. Ngercham S, Kittiratsatcha P, Pacharn P, (2005) “Risk factor of pneumothorax during the fist 24 hours of life”, J Med Assoc, 88, pg 135-141. 57. Ozer EA et al (2013), “Is pneumothorax size on chest x-ray a predictor of neonatal mortality?”, Iran J Pediatr, 23(5):541-5.
58. Ramesh Bhat Y et al (2013), “Predisposing factors, incidence and mortality of pneumothorax in neonates”, Minerva Pediatr, 65(4): 383-8.
59. Razak A et al (2014), “Anteromedical pneumothorax in a neonate: the diagnotic dilema and the importance of clinical signs”, BMJ Case Rep, pii bcr2013200478.
60. Sarkarr S, Hussain N, Herson V, (2003), “Fibrin glue for persistent pneumothorax in neonates”, J Perinatal, 2003 Jan,
61. Shaireen H et al (2014), “Impact of oxygen concentration on time to resolution of spontaneous pneumothorax in term infants: a population bas ed cohort study”, BMJ Pediatr, 23;14:208.
62. Smith J et al (2011), “Clinical course of symptomatic spontaneous pneumothorax in term and late preterm newborns: report from a large cohort”,
Am J Perinatol, 28(2): 163-8.
63. Soffiati M et al (2010), “Management of pleural drainage”, Minerva Pediatr, 62(3 Suppl 1): 165-7.
64. Vodicka J et al (2006), “Spontaneous pneumothorax”, Cas Led Cesk, 145(8):611-5.
65. Zanardo V et al (2007), “The incidence of timing of elective cesarean section on risk of neonatal pneumothorax”, J Pediatr 150(3):252-5.
66. Zenciroglu A et al (2006), “Evaluation of predisposing and prognostic factors in neonatal pneumothorax cases”, Tubek Toraks, 54(2): 152-6.
67. Zuppa AA et al (2014), “Spontaneous neonatal pneumomediastium: radiological or clinical dagnosis?”. J Obstet Gynaecol, 34(2): 138-40.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả Hà Thị Thu Huyền
LỜI CẢM ƠN
Sau 3 năm học tập, tu dưỡng ở trường Đại Học Y Hải Phòng đến nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, toàn thể các thầy cô giáo trường Đại Học Y Dược Hải Phòng đã tận tình dạy dỗ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Và ban giám đốc, khoa sơ sinh và khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện trẻ em Hải Phòng đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi nhất, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
Thầy thuốc ưu tú, PGS.TS Đinh Văn Thức là người thầy đã tận tình hướng dẫn, đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu và tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập, và hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đã cho tôi những kinh nghiệm quý báu để hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, em trai, chồng và bạn bè tôi, những người đã luôn bên tôi, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tác giả Hà Thị Thu Huyền
CHỮ VIẾT TẮT BVPS: bệnh viện phụ sản ĐN: Đẻ non SHH : Suy hô hấp TKMP: Tràn khí màng phổi TV: Tử vong
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC DANH SÁCH BẢNG DANH SÁCH HÌNH ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ... 1 Chương 1: TỔNG QUAN ... 3
1.1. Đại cương về tràn khí màng phổi ... 3
1.2. Vài nét về đặc điểm giải phẫu và sinh lý hệ hô hấp ở trẻ sơ sinh ... 4
1.2.1 Phổi [8],[14]... 4
1.2.2. Đặc điểm sinh lý ... 8
1.3. Sinh lý bệnh tràn khí màng phổi... 11
1.3.1. Màng phổi và áp suất âm trong khoang màng phổi[15] ... 11
1.3.2. Sinh bệnh học tràn khí màng phổi. ... 12
1.4. Phân loại tràn khí màng phổi ... 13
1.5. Đặc điểm của tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh... 14
1.5.1. Tuổi khởi phát của tràn khí màng phổi ... 14
1.5.2. Giới ... 15
1.5.3. Triệu chứng lâm sàng của tràn khí màng phổi ... 15
1.5.4. X quang [12] ... 16
1.6. Chẩn đoán và điều trị tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh ... 16
1.6.1. Chẩn đoán ... 16
1.6.2. Điều trị tràn khí màng phổi. ... 17
1.7. Một số yếu tố liên quan đến tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh ... 20
1.7.2. Tuổi thai. ... 20
1.7.3. Cách thức sinh... 20
1.7.4. Thông khí cơ học... 20
1.7.5. Một số bênh lý tại phổi liên quan đến tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh ... 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ... 22
2.2. Địa điểm nghiên cứu ... 22
2.3. Thời gian nghiên cứu... 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu ... 23
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ... 23
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ... 23
2.4.3. Chỉ số và biến số theo mục tiêu nghiên cứu ... 23
2.4.4. Thu thập số liệu... 25
2.5. Các biện pháp khống chế sai số... 26
2.6. Phương pháp xử lý số liệu ... 26
2.7. Đạo đức nghiên cứu ... 27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 28
3.1. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh ... 28
3.1.1. Một số yếu tố dịch tễ của tràn khí màng phổi ... 28
3.1.2. Triệu chứng lâm sàng của tràn khí màng phổi ... 31
3.1.3. Triệu chứng cận lâm sàng ... 34
Chương 4 ... 43
BÀN LUẬN ... 43
4.1. Đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu ... 43
4.1.2. Địa dư... 44
4.1.3. Nơi sinh ... 44
4.1.4. Phương tiện vận chuyển... 45